Cần hiểu rõ về “thuốc giải rượu” để tránh ngộ nhận sai lầm

Nên uống thuốc giải rượu trước hay sau? Uống thuốc giải rượu có tốt không? Đây là một số thắc mắc của mọi người về thức uống giải rượu. Ở bài viết này, Ecoair Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế giải rượu của các sản phẩm giải rượu hiện nay. Cũng như chia sẻ với bạn một cách giải rượu hiệu quả và an toàn. 

Quá trình rượu chuyển hóa trong cơ thể con người diễn ra như thế nào?

Quá trình rượu chuyển hóa trong cơ thể

Bia, rượu, rượu nếp truyền thống, nước giải khát có cồn, rượu thuốc,…đều là sản phẩm có chứa rượu etylic, tên khoa học là ethanol. Những thành phần khác có trong rượu sẽ tạo nên màu sắc, mùi vị, hương thơm,…đặc trưng của từng loại rượu.

Tất cả thức uống có cồn được đánh giá “độ rượu” dựa vào nồng độ ethanol (tính theo gam) có trong 100ml của thức uống đó. Ví dụ: rượu 40 độ có nghĩa là có 40 gam ethanol trong 100ml rượu.

Sau khi uống rượu, rượu sẽ được hấp thu nhanh vào đường tiêu hoá. Trong đó có 20% ở dạ dày, gần 80% đi xuống ruột non và đi vào máu. Một lượng nhỏ rượu sẽ bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Quá trình chuyển hóa rượu chủ yếu diễn ra ở gan. Dưới tác dụng của enzym ADH, ethanol sẽ chuyển thành acetaldehyde – một chất độc với cơ thể. Tiếp đó, dưới tác dụng của các enzym, quá trình oxy hoá giúp acetaldehyde biến thành acid acetic – chất phân huỷ thành CO2 và năng lượng. Tốc độ chuyển hoá của gan là khoảng 1g ethanol/10kg cân nặng/1 giờ.

Thuốc giải rượu không phải là thuốc 

Trước hết, bạn cần hiểu rõ rằng, thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình chuyển hóa rượu thành những chất không gây độc như CO2 và nước. Sản phẩm này không có tác dụng giải rượu hay phục hồi các cơ quan bị rượu làm tổn hại.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo là thuốc giải rượu. Nhưng thực chất đây là thực phẩm chức năng chứa vitamin B1, B6, B12, acid glutamic,… Các chất này được cho là góp phần vào quá trình chuyển hoá rượu. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các sản phẩm này có khả năng bảo vệ hay phục hồi tổn thương các cơ quan do rượu gây ra. 

Tác dụng của những sản phẩm này là khi bạn dùng ở liều lượng cho phép, chúng có thể giúp bạn giảm đau đầu và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc giải rượu quá liều lại có thể gây ra phản ứng ngược. Từ đó làm tăng men gan (AST, ALT, gamma-GT). Đáng lo ngại hơn là làm giảm các chất có chức năng bảo vệ gan. Đồng thời làm tăng tổng hợp acid béo và triglyceride trong tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ tăng cao, hoại tử tế bào gan hoặc viêm loét đường tiêu hóa. Thậm chí có thể gây tử vong do thuốc giải rượu giữ lại lượng cồn trong ruột mà gan không thể lọc chất độc kịp thời.

Vì thế, trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào được cho là có tác dụng giải rượu nhanh. Bạn phải tìm hiểu kỹ sản phẩm và chỉ định. 

Một số cách giải rượu hiệu quả và an toàn

Để hạn chế tình trạng say xỉn do rượu bia gây ra, bạn hãy tham khảo một số cách giải rượu dưới đây nhé!

thuốc giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước uống giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Thức uống giải rượu Acol Detox
  • Sử dụng thức uống giải rượu Acol Detox. Đây là sản phẩm duy nhất hiện nay trên thị trường theo cơ chế dùng enzyme phân giải rượu, khiến rượu không còn là rượu nữa. Từ đó giúp quá trình phân giải cồn diễn ra nhanh hơn. Nên hỗ trợ bạn nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo.
  • Chỉ nên uống rượu bia ở liều lượng vừa phải và biết dừng đúng lúc. 
  • Bạn có thể uống nước sắn dây để giải rượu. Vì sắn dây có vị ngọt, tính bình nên giúp cơ thể giải cơ, đổ nhiều mồ hôi và giải độc. 
  • Không nên uống bia rượu khi đói. Vì tốc độ rượu hấp thu nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ trống của dạ dày. Đó là lý do vì sao khi bạn đói mà uống rượu sẽ thấy say nhanh hơn. Việc ăn no trước khi uống, nhất là thức ăn có dầu mỡ, sẽ giúp tăng lượng enzyme chuyển hóa và giảm hấp thu rượu nên say chậm hơn.
  • Thông thường, khoảng 10% rượu được thở ra ngoài. Nên bạn có thể thở sâu, ca hát, nói nhiều,…để làm giảm nồng độ cồn trong máu.

Tóm lại, không có bất cứ sản phẩm “thuốc giải rượu” nào có khả năng giúp bạn uống rượu mà không say. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn hãy hạn chế uống rượu bia ít nhất có thể. Trong trường hợp cần uống bia rượu, bạn cũng chỉ nên uống trong giới hạn cho phép nhé!

Similar Posts