Kombucha giải rượu không?

Thời gian gần đây, có nhiều người lan truyền việc sử dụng kombucha giải rượu. Liệu kombucha có giải rượu không? Uống kombucha có bị thổi nồng độ cồn không? Uống kombucha có tốt không? Uống kombucha có say không? Uống kombucha có tác dụng gì? Có nên uống kombucha hàng ngày? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Ecoair Việt Nam giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Kombucha là gì?

Kombucha là một loại thức uống lên men được làm từ trà, thường là trà đen hoặc trà xanh, đường và SCOBY (cộng sinh vi khuẩn và nấm men). Quá trình lên men từ 7- 30 ngày, tạo ra một thức uống có vị chua ngọt đặc trưng và có ga tự nhiên. 

Kombucha giải rượu: sự thật hay là lời đồn thổi?

Dưới đây là một số băn khoăn thường gặp trong quá trình sử dụng kombucha giải rượu. 

Kombucha có giải rượu không?

kombucha giải rượu, cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Kombucha giải rượu chỉ là lời đồn

Một số người tin rằng kombucha giải rượu vì loại thức uống này chứa các thành phần có lợi. Ví dụ như lợi khuẩn (probiotics), axit hữu cơ như axit acetic và axit glucuronic, chất chống oxy hóa. Đây là những thành phần có thể hỗ trợ cơ thể trong việc:

  • Giải độc gan: Axit glucuronic trong kombucha giúp gan thải độc.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Rượu bia có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Probiotics trong kombucha giúp tái cân bằng hệ vi sinh, cải thiện tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu sau khi uống rượu.
  • Hỗ trợ cơ thể phục hồi năng lượng: Kombucha chứa vitamin B và các enzyme có lợi. Giúp cơ thể giảm mệt mỏi sau những cuộc nhậu.

Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào xác nhận rằng kombucha giải rượu một cách trực tiếp. Tóm lại, kombucha chủ yếu hỗ trợ cơ thể phục hồi sau khi uống rượu bia. Thông qua việc hỗ trợ tăng cường chức năng gan và hệ tiêu hóa. Nó không giúp loại bỏ cồn ra khỏi cơ thể.

Uống kombucha có bị thổi nồng độ cồn không?

kombucha giải rượu, cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Uống kombucha thổi nồng độ cồn có lên hay không sẽ tùy vào loại kombucha bạn sử dụng

Sử dụng kombucha giải rượu có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu. Nếu bạn thổi nồng độ cồn thì vẫn bị phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Hiện nay có 2 loại kombucha phổ biến trên thị trường là kombucha thương mại và kombucha tự ủ. 

  • Kombucha thương mại: Là các loại kombucha bán sẵn, được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nồng độ cồn dưới 0.5%. Đây là mức được xem là “không chứa cồn” theo quy định của Cục Thuế và Thương mại Rượu và Thuốc lá Hoa Kỳ (TTB). Uống loại kombucha này hầu như không gây ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu. Cho nên không đủ để bị phát hiện trong các bài kiểm tra nồng độ cồn.
  • Kombucha tự ủ: Loại kombucha tự làm tại nhà có thể chứa nồng độ cồn cao hơn. Thậm chí có thể lên đến 3% hoặc hơn nếu không kiểm soát kỹ lưỡng quá trình lên men. 

Vì vậy, nếu bạn lo lắng về nồng độ cồn thì hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm kombucha thương mại từ các thương hiệu uy tín nhé!

Uống kombucha có say không?

Bạn vẫn có thể say khi uống kombucha tự ủ có nồng độ cồn cao

Với nồng độ cồn thường dưới 0.5% ở kombucha thương mại thì việc uống kombucha gây say gần như là không thể. Lượng cồn trong kombucha thương mại tương đương với một số loại nước ép trái cây tự nhiên hoặc bia không cồn. Nên không đủ để gây ra cảm giác say. 

Nếu bạn uống kombucha tự ủ có nồng độ cồn cao hơn. Hoặc bạn thuộc nhóm người nhạy cảm với cồn thì có thể bị đau đầu hoặc chóng mặt sau khi uống kombucha. 

Uống kombucha có tác dụng gì? Uống kombucha có tốt không?

Kombocha có thể hỗ trợ giảm đầy hơi, táo bón và tiêu chảy

Tuy chưa có kết luận khoa học nào về kombucha giải rượu. Nhưng dựa trên tác dụng hỗ trợ giải độc gan và hỗ trợ tiêu hóa cho người say rượu thì vẫn có thể đánh giá kombucha là một loại thức uống giải rượu tiềm năng. Ngoài ra, kombucha còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Probiotics trong kombucha giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chất chống oxy hóa và lợi khuẩn trong kombucha giúp hỗ trợ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy kombucha có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thông tin này đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Kombucha có thể giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm cân: Vì kombucha chứa ít calo. Nên bạn có thể uống thay thế các loại nước ngọt có đường để kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Tác hại của trà kombucha khi uống sai cách

Không phủ nhận những lợi ích mà kombucha mang lại. Nhưng nếu lạm dụng kombucha hoặc uống kombucha không đúng cách lại có thể gây ra một số tác hại dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Uống quá nhiều kombucha có thể gây đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Vì kombucha chứa tính axit cao và có khí CO2.
  • Ảnh hưởng đến men răng: Axit trong kombucha có thể làm mòn men răng. Nếu bạn uống thường xuyên mà không vệ sinh răng miệng đúng cách. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Kombucha tự ủ không được khử trùng có thể chứa vi khuẩn có hại. Dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Giảm hiệu quả của thuốc: Kombucha có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ ở một số loại thuốc. 
  • Thừa calo và đường: Một số loại kombucha thương mại có lượng đường cao, có thể dẫn đến tăng cân. Người đang ăn kiêng hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng những loại kombucha này. 

Có nên uống kombucha hàng ngày?

Theo các chuyên gia, uống khoảng 240-480ml kombucha mỗi ngày là an toàn, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, những nhóm người dưới đây lại không nên sử dụng kombucha:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Vì kombucha chứa cồn và dễ gây nguy cơ nhiễm khuẩn từ các sản phẩm kombucha tự ủ không được khử trùng. 
  • Người nhạy cảm với caffeine: Vì kombucha chứa caffeine từ trà. Nên có thể gây ra các triệu chứng nôn nao, bồn chồn, mất ngủ nếu uống quá nhiều. Đặc biệt là khi uống vào buổi tối.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Nếu bạn thuộc nhóm này thì nên chọn kombucha thương mại đã được tiệt trùng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thức uống giải rượu Acol Detox: lựa chọn thay thế kombucha giải rượu

cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Acol Detox được thiết kế chuyên dụng để giải rượu và bảo vệ gan

Thay vì sử dụng kombucha giải rượu, bạn nên chọn một loại nước giải rượu chuyên biệt như Thức uống giải rượu Acol Detox. Bởi Acol Detox được các nhà khoa học thiết kế để hỗ trợ gan thải độc, giảm nồng độ cồn và hỗ trợ cơ thể hồi phục năng lượng sau khi uống rượu bia. Cụ thể:

  • Các hoạt chất tự nhiên như chiết xuất khúng khéng, cà gai leo, kế sữa, hồng sâm,…hỗ trợ gan loại bỏ độc tố và tăng cường chức năng gan. Để gan giải độc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đồng thời bảo vệ gan khỏi những tác hại từ bia rượu. 
  • Enzyme phân giải cồn từ cam chanh giúp loại bỏ cồn nhanh chóng tại dạ dày. Để hạn chế cồn gây hại cho gan hoặc xâm nhập vào máu.
  • Vitamin C (axit ascorbic/acid ascorbic), Vitamin B1, Vitamin B6,…hỗ trợ cơ thể không bị mệt mỏi, đau đầu, nôn nao,…sau khi sử dụng bia rượu. 
  • Các vi sinh có lợi trong Acol Detox còn hỗ trợ cân bằng, cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Giúp bạn không bị đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy khi say rượu bia

Tóm lại, kombucha giải rượu là một lựa chọn tiềm năng để hỗ trợ cơ thể phục hồi sau khi uống rượu bia. Nhưng kombucha không phải là một giải pháp tức thời để loại bỏ cồn hiệu quả. Để hạn chế bị say rượu bia, bạn nên cân nhắc sử dụng Thức uống giải rượu Acol Detox để giải rượu tốt nhất nhé!

Similar Posts