Các bước rửa tay cho trẻ mầm non mới nhất
Theo các chuyên gia, rửa tay đúng chuẩn là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ con và cả gia đình khỏi những bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra. Vậy rửa tay cho trẻ mầm non như thế nào đúng cách? Bài viết sau đây Ecoair Việt Nam sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Vì sao phải rửa tay cho trẻ mầm non?
Cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc sớm và thường xuyên với việc rửa tay để dạy trẻ tầm quan trọng của việc giữ tay sạch sẽ. Một đứa trẻ từ 2 tuổi nên được dạy về sự cần thiết của việc rửa tay. Hầu hết trẻ em từ 3 đến 4 tuổi đều đã có thể tự mình rửa tay.
Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy. Vì vi khuẩn, virus, vi nấm,…có thể lây từ người sang người hoặc từ bề mặt sang người khi chúng ta:
- Dùng tay chưa rửa sạch chạm vào mắt, mũi và miệng;
- Dùng tay chưa rửa sạch chuẩn bị hoặc ăn uống;
- Chạm vào bề mặt hoặc đồ vật đang chứa vi khuẩn;
- Chạm tay vào đồ vật của người khác sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc rửa tay đúng cách có thể ngăn ngừa 33% các bệnh liên quan đến tiêu chảy và các bệnh tay chân miệng, cảm lạnh và cúm.
Quy trình rửa tay cho trẻ mầm non
- Bước 1: Làm ướt tay của trẻ. Bạn dùng nước ấm hoặc nước lạnh đều được.
- Bước 2: Cho xà phòng hoặc nước rửa tay vào tay. Theo nghiên cứu, tất cả các dạng của xà phòng đều có tác dụng diệt khuẩn tốt. Vì vậy, bạn hãy chọn bất cứ loại xà phòng hoặc nước rửa tay nào phù hợp với con. Với những bé có da khô hoặc viêm da cơ địa. Hoặc chỉ đơn giản là bạn không muốn con phải tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa. Ecoair Việt Nam khuyên bạn nên chọn nước rửa tay thiên nhiên Laphe để sử dụng. Vì Laphe đã được Quacert kiểm định không chứa chất tẩy rửa triclosan, Sodium Lauryl Sulfate, chất tạo mùi, chất tạo màu,… Sản phẩm làm sạch vết bẩn, diệt vi khuẩn bằng enzyme cam sinh học và các vi sinh vật có lợi. Nhiều hơn thế, trong Laphe còn chứa các thành phần thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả như vitamin E, chiết xuất từ dầu dừa, glycerin tự nhiên,… Nên tay bé sẽ không bị khô ráp, ngứa ngáy, nổi mẩn sau khi rửa.
- Bước 3: Chà tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, giữa các ngón tay, cổ tay trong ít nhất 20 giây.
- Bước 4: Rửa lại tay dưới vòi nước sạch đang chảy. Chà xát tay để rửa sạch hoàn toàn xà phòng trên tay.
- Bước 5: Lau khô tay bằng khăn giấy, máy sấy không khí trong phòng tắm công cộng hoặc khăn vải sạch.
Các thời điểm cần rửa tay cho bé
Cha mẹ nên khuyến khích bé rửa tay suốt cả ngày, đặc biệt là những thời điểm này:
- Trước khi ăn bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ;
- Sau khi sử dụng phòng tắm;
- Sau khi chơi ngoài trời;
- Sau khi vuốt ve động vật;
- Sau khi cho thú nuôi ăn;
- Sau khi dùng tay che miệng để hắt hơi hoặc ho;
- Sau khi chạm vào rác;
- Khi tay bẩn hoặc dính dầu mỡ;
- Sau khi chạm tay hoặc cầm nắm các đồ vật ở nơi công cộng như tay nắm cửa, xe đẩy hàng, thang máy,…
Không chỉ với trẻ em mà người lớn cũng cần rửa tay vào các thời điểm như:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn;
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn mửa;
- Trước và sau khi điều trị vết thương;
- Sau khi thay tã cho bé;
- Sau khi vệ sinh cho trẻ đã đi vệ sinh;
- Sau khi dọn phế thải, chuồng cho thú cưng.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã hướng dẫn bạn cách rửa tay cho trẻ mầm non và những thời điểm quan trọng cần làm sạch tay. Bạn hãy áp dụng những thông tin này để làm sạch tay hiệu quả, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm nhé!
Bạn sẽ quan tâm: