Viêm da cơ địa, nguyên nhân và cách phòng tránh
Viêm da cơ địa là bệnh gì? Người bị viêm da cơ địa nên làm gì để tránh bệnh nghiêm trọng hơn? Ở bài viết dưới đây Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, ngứa dữ dội. Thậm chí có khi da bị viêm đỏ rỉ dịch. Ở trẻ em, bệnh được gọi là chàm sữa hoặc lác sữa. Việc gãi sẽ khiến da trầy xước, nhiễm trùng da và ngứa nhiều hơn.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Vì sao tay bị ngứa sau khi rửa tay? Cách phòng tránh
Triệu chứng của bệnh chàm thể tạng
Bệnh viêm da cơ địa có các triệu chứng rất điển hình. Đó là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hoặc ngứa dữ dội. Các biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau tuỳ vào độ tuổi và giai đoạn bệnh.
- Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh (0-30 ngày đầu chào đời) và nhũ nhi (1-12 tháng tuổi): Ở 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn, các kẽ da (nếp da) của bé có ban đỏ, tróc vảy, nhiều mụn nước nhỏ vỡ ra chảy dịch gây viêm trợt. Vết loét đóng vảy, khô, có thể bị nhiễm vi khuẩn. Ở một số bệnh nhi còn xuất hiện dấu hiệu đi kèm như: tiêu chảy, viêm tai giữa. Bệnh làm trẻ khó chịu, quấy khóc, mất ngủ.
- Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em (2-12 tuổi): da khô ráp, nứt nẻ, ngứa sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các kẽ da,… Ở vùng da ngứa hình thành mảng lichen hóa dạng đĩa. Trẻ bị bệnh thường xuất hiện tình trạng đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng.
- Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Người bệnh có nhiều ban đỏ, bề mặt da nổi mụn nước nhỏ, nông, chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Trên vùng da tổn thương sẽ bị ngứa, nóng rát và sưng đau. Da khô sần sùi trong thời gian dài. Ở dạng mãn tính, da trở nên thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, ngứa âm ỉ đến dữ dội.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa
Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa vẫn chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng, bệnh xảy ra khi da quá khô và dễ bị kích thích. Những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể khiến da bị nổi mẩn ngứa. Bệnh sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… Và có thể khởi phát từ khi còn là trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hoặc các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Ví dụ như tiếp xúc với chất tẩy rửa, tắm nước nóng, tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, mồ hôi, mặc quần áo lông cừu (hoặc vải nhân tạo, len, dạ), tiếp xúc với bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá, ăn thực phẩm dễ bị dị ứng (như trứng, sữa, cá, đậu nành, lúa mì),…
Nhìn chung, để biết nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa đôi khi phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Kể cả vậy, không phải lúc nào cũng xác định được. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tránh các yếu tố được liệt kê phía trên, để hạn chế khả năng bệnh khởi phát hoặc tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh chàm thể tạng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện các triệu chứng thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm. Ở thể nhẹ, đa số không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu người bệnh bị ngứa và gãi nhiều khi móng tay dài và kém vệ sinh thì có thể gây nhiễm trùng da. Khi vết thương trên da lành có thể để lại sẹo xấu.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là bị bội nhiễm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum). Biểu hiện cụ thể là sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, nội tạng bị tổn thương,… Tình trạng này có tỷ lệ tử vong từ 1-9%.
Ngoài ra, một số bệnh nhân khi điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc thuốc uống có Corticoid. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng bị đỏ da toàn thân, sốt theo đợt, rét run, ngứa dai dẳng,…
Khi bị viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt sẽ làm cho người bệnh đặc biệt khó chịu vì ngứa. Thậm chí, việc gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể dẫn đến nhiễm trùng. Các biến chứng là chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt, viêm kết mạc. Nếu bạn nghi ngờ bị biến chứng mắt thì cần đi khám trong thời gian sớm nhất.
Bạn nên làm gì khi mắc viêm da cơ địa?
Khi quan sát thấy cơ thể có các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, bạn nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh và loại trừ các chẩn đoán khác. Bạn cần cho bác sĩ biết về thời gian khởi phát bệnh, đã kéo dài bao lâu, các dấu hiệu như thế nào,… Đồng thời, bạn nên tự đưa ra một số giả định về nguyên nhân khởi phát bệnh. Ví dụ như do thay đổi thời tiết, do dùng nước rửa bát, nước rửa tay,… Bạn có dị ứng với loại thực phẩm nào hay có bệnh lý dị ứng nào không? Trong gia đình có ai mắc bệnh giống bạn không?
Cách tránh khởi phát bệnh viêm da cơ địa
Để hạn chế khởi phát các triệu chứng của bệnh, bạn nên chú ý áp dụng một số biện pháp sau:
- Tránh ăn những thực phẩm mà bạn bị dị ứng;
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên; giặt chăn, ga, gối, đệm, màn cửa;
- Không tắm quá lâu. Chỉ nên tắm trong 15 – 20 phút với nước ấm.
- Ưu tiên sử dụng sữa tắm, nước rửa tay, sữa rửa mặt,…từ thiên nhiên, không chứa hoá chất tẩy rửa như Triclosan, Sodium Lauryl Sulfate, chất tạo hương,… Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên dùng các sản phẩm cố định, thánh việc thay đổi thường xuyên. Nếu bạn muốn thay đổi, hãy thử trên một vùng da mỏng trước để kiểm tra có bị kích ứng hay không. Bạn sẽ quan tâm: Tác hại của chất tẩy rửa mà bạn dùng mỗi ngày
- Hạn chế tối đa việc gãi ngứa trên da.
- Mặc quần áo thoáng mát vào thời tiết nắng nóng. Vào thời tiết lạnh và khô, bạn nên sử dụng một số sản phẩm dưỡng da để dưỡng ẩm cho da.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm da cơ địa. Nếu bạn bị viêm da, da khô, da nhạy cảm,…thì cần tránh xa hoá chất tẩy rửa. Bạn hãy tham khảo sử dụng nước rửa tay thiên nhiên enzyme cam Laphe để bảo vệ da tay hằng ngày nhé!
Bạn sẽ quan tâm: