Triclosan là gì? Nỗi lo về tác hại do Triclosan gây ra

Trong nhiều nghiên cứu gần đây, người ta đã đặt vấn đề về sự an toàn của chất sát khuẩn triclosan được sử dụng làm chất phụ gia trong nhiều sản phẩm dùng hằng ngày trên khắp thế giới. Ví dụ như xà phòng, nước rửa tay, kem đánh răng, nước súc miệng, nước rửa chén, mỹ phẩm,…

Triclosan là gì?

Triclosan
Công thức hoá học của Triclosan

Triclosan là chất có trong các sản phẩm tiêu dùng để ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nấm, nấm mốc. Chất này được tìm thấy trong các sản phẩm hàng ngày như dầu gội, nước rửa tay, xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi, mỹ phẩm,… Triclosan cũng được sử dụng làm chất bảo quản vật liệu trong quần áo, giày dép và một số đồ gia dụng.

>>> Bạn sẽ quan tâm: Tác hại của chất tẩy rửa mà bạn dùng mỗi ngày

Triclosan có độc hại cho sức khoẻ không?

Triclosan
Triclosan có mặt trong nhiều sản phẩm tiêu dùng hằng ngày

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng, triclosan có thể gây hại cho sức khỏe. Chất này có thể phá vỡ protein có tác dụng làm sạch hóa chất lạ được đưa vào cơ thể. Thậm chí, một số nghiên cứu còn khẳng định, triclosan là tác nhân thúc đẩy sự kháng thuốc của vi khuẩn. 

Trong khi đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy chất này làm thay đổi sự điều hòa hormone ở chuột. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã cho một nhóm chuột tiếp xúc với triclosan trong 6 tháng (tương đương với 18 năm ở người). Sau đó so sánh sức khỏe của chúng với nhóm chuột không tiếp xúc với chất này.

Kết quả phân tích cho thấy, sức khỏe và chức năng gan của những con chuột tiếp xúc với triclosan kém hơn đáng kể so với những con chuột không tiếp xúc. Đặc biệt, những con chuột tiếp xúc dễ bị phát triển khối u ở gan và khối u lớn hơn so với những con chuột không tiếp xúc.

Theo các nhà nghiên cứu, triclosan gây ra hiện tượng này ở chuột bằng cách phá vỡ chức năng của thụ thể androstane cấu thành (CAR). Vốn là một loại protein giúp loại bỏ các hóa chất lạ ra khỏi cơ thể. Điều đáng nói là protein này cũng có ở người.

Các nghiên cứu khác về tác hại của Triclosan

Giáo sư Hammock ở đại học California cho rằng, triclosan có hại với sức khỏe con người khi con người tiếp xúc với hàm lượng triclosan cao trong thời gian dài. Ở góc độ khác, ông cũng lưu ý rằng,  trong một số trường hợp, triclosan cũng đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, kem đánh răng có chứa một lượng nhỏ triclosan có hiệu quả ngăn ngừa viêm nướu. 

Gần đây, nổi lên hai vấn đề đối với triclosan. Một là triclosan có thể gây nguy cơ vi khuẩn đề kháng (bacterial resistance). Thứ hai là triclosan có thể trở thành “chất phá vỡ nội tiết” (endocrine disruptor). 

Triclosan có thể gây nguy cơ vi khuẩn đề kháng

Triclosan
Triclosan có trong nước rửa tay hoặc xà phòng rửa tay

Chất thường gây ra hiện tượng vi khuẩn đề kháng chính là thuốc kháng sinh. Khi dùng kháng sinh không đúng sẽ gây đề kháng, nghĩa là kháng sinh đã dùng không còn hiệu quả tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển vi khuẩn. Còn các chất sát khuẩn là hóa chất thì rất hiếm khi gây ra hiện tượng đề kháng. 

Một số nghiên cứu cho rằng lạm dụng triclosan có thể làm một số chủng vi khuẩn đề kháng chéo. Điều này có lẽ do cơ chế diệt khuẩn của triclosan giống như kháng sinh. Tức là vi khuẩn tiếp xúc với triclosan sẽ có thể đề kháng một số kháng sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế. Cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác nữa mới xác định được triclosan có thực sự gây ra hiện tượng vi khuẩn đề kháng kháng sinh hay không.

Triclosan có thể trở thành “chất phá vỡ nội tiết” 

Một số nghiên cứu trên súc vật nghi ngờ triclosan là “chất phá vỡ nội tiết”. Có nghĩa là triclosan có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng một số hoóc-môn trong cơ thể. 

Năm 2006, một nghiên cứu thực hiện trên loài ếch bullfrog ở Bắc Mỹ cho thấy triclosan dùng ở liều thấp có thể ảnh hưởng đến hoóc-môn tuyến giáp. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết là triclosan gắn vào các thụ thể làm cho hoóc-môn tuyến giáp không có chỗ gắn vào để phát huy tác dụng. 

Một nghiên cứu khác trên chuột vào năm 2009 cũng ghi nhận triclosan có thể làm thay đổi nồng độ hoóc-môn tuyến giáp trong máu. 

Thí nghiệm trên súc vật bước đầu cho thấy triclosan có thể tác động đến hai hoóc-môn sinh dục là estrogen (hoóc-môn nữ do buồng trứng tiết ra) và testosteron (hoóc-môn sinh dục nam do tinh hoàn tiết ra). 

Chính vì hai vấn đề trên mà Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ FDA đã đặt vấn đề cần xem xét kỹ mức độ an toàn của triclosan. Cụ thể, trong thông báo vào ngày 8 tháng 4 năm 2010, FDA Mỹ đưa ra quan điểm là cần nghiên cứu thêm thì mới khẳng định được triclosan có độc hại với sức khỏe con người hay không. 

Kết luận về mức độ độc hại của Triclosan

Tuy cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa mới có thể khẳng định mức độ độc hại của triclosan. Nhưng đối với người tiêu dùng, FDA Mỹ vẫn đưa ra các khuyến cáo an toàn sau:

  • FDA chưa có đủ chứng cứ để khuyến cáo người tiêu dùng là không nên sử dụng các sản phẩm chứa triclosan ở hàm lượng thích hợp.
  • FDA đã có thông báo yêu cầu tất cả các sản phẩm phải ghi rõ trên tem nhãn, bao bì nếu chứa triclosan. Để người tiêu dùng biết và đem ra lựa chọn theo ý mình.
  • Cho tới nay, FDA Mỹ vẫn chưa có chứng cứ cho thấy dùng xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm chứa triclosan có khả năng diệt khuẩn tốt hơn so với xà phòng thông thường. Do đó, nếu bạn lo ngại về triclosan thì nên chọn các sản phẩm không chứa thành phần này. 

Ngoài triclosan chưa rõ mức độ độc hại ra sao thì các thành phần khác có trong sản phẩm tẩy rửa hằng ngày như Sodium lauryl sulfate (SLS), hương liệu tổng hợp, chất làm bóng, chất bảo quản,…đã được chứng minh là độc hại với sức khoẻ. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm tẩy rửa thiên nhiên, không chứa hoá chất công nghiệp để sử dụng. Ví dụ như nước rửa tay thiên nhiên enzyme cam Laphe, Lau chùi đa năng thiên nhiên Laphe, Nước rửa thực phẩm Laphe

Bạn sẽ quan tâm: 

Similar Posts