Sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Có phải cứ bị muỗi đốt là bị sốt xuất huyết? Đây là băn khoăn của những ai chẳng may bị muỗi vằn đốt. Đặc biệt là khi bị muỗi cắn trong giai đoạn có dịch sốt xuất huyết. Bài viết dưới đây của Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp tường tận cho bạn. 

Giải đáp thắc mắc: sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, xịt chống muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Muỗi gây ra bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn. Muỗi vằn sẽ bắt đầu ủ bệnh trong khoảng 4 – 10 ngày. Sau đó, chúng bắt đầu lây lan bệnh trong suốt quãng đời còn lại của mình. Muỗi cái Aedes mang theo virus sốt xuất huyết sẽ truyền bệnh sang cho con người qua vết cắn của nó. Sau đó, mầm bệnh sẽ nằm trong máu của người bị nhiễm bệnh trong 2 – 7 ngày. Trong thời gian này, con người trở thành vật thể mang mầm bệnh chứa virus, là nguồn phát tán virus cho những con muỗi không bị nhiễm bệnh. 

Sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Câu trả lời là có thể kéo dài trong 4 – 5 ngày và tối đa 12 ngày.

Dấu hiệu khi bị muỗi sốt xuất huyết đốt

sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, xịt chống muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng khi bị muỗi vằn đốt gây bệnh sốt xuất huyết gần giống với cảm cúm. Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên với các biểu hiện như bệnh cảm cúm. 

Cụ thể, người bệnh sẽ bị sốt dai dẳng từ 2 ngày đến 1 tuần và thuyên giảm dần khi virus không còn trong máu. Ngoài bị sốt cao trên 40 độ C, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm ít nhất 2 trong những biểu hiện dưới đây:

  • Đau nhức đầu.
  • Nhức phía sau hốc mắt. 
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Đau mỏi cơ, xương hoặc khớp.
  • Phát ban hoặc ngứa ngáy.

Tiếp đến là giai đoạn xuất huyết, thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 kể từ khi bệnh khởi phát. Giai đoạn này có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cần hết sức lưu ý, nếu thấy bệnh nhân giảm sốt không có nghĩa là bệnh nhân đang hồi phục. Ngược lại, bạn cần theo dõi sát sao những dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng như sau:

  • Đau bụng cấp tính.
  • Nôn kéo dài.
  • Chảy máu nướu răng.
  • Ói ra máu.
  • Thở gấp.
  • Mệt mỏi, bứt rứt trong người.

Khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết, nếu nghi ngờ bệnh nhân có những triệu chứng sốt xuất huyết nặng như trên, thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ, người bệnh có thể gặp phải những nguy cơ như: 

  • Thoát huyết tương gây sốc hay ứ dịch, kèm theo suy hô hấp.
  • Xuất huyết nặng.
  • Suy đa tạng nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Sốt xuất huyết, triệu chứng và cách phòng bệnh

Có phải cứ bị muỗi đốt là bị sốt xuất huyết?

Muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Không đúng. Bị muỗi đốt có gây sốt xuất huyết hay không còn tuỳ vào đó là muỗi gì và có đang mang mầm bệnh không. Nếu là muỗi thường không mang virus truyền bệnh thì không gây ra sốt xuất huyết. 

Cụ thể, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Tất nhiên, chúng không thể tự lây truyền sang người mà cần vật chủ trung gian. Đó chính là muỗi cái Aedes Aegypti. Ngoài ra còn có loài Aedes Albopictus. 

Một số đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có vằn trắng trên cơ thể. Chúng thích sinh sống ở những nơi có ánh sáng yếu, vùng tối ở trong nhà và khu vực có nhiều người. Ví dụ như nhà vệ sinh, tủ quần áo, dưới rèm cửa, gầm giường, hộc tủ,… 

Vì sống trong nhà và trong các khu vực ít gió và ánh sáng. Nên muỗi Aedes aegypti có thể sống lâu và dễ dàng mang virus gây bệnh sốt xuất huyết truyền cho người. 

Muỗi gây sốt xuất huyết đốt lúc nào?

Theo nghiên cứu, muỗi Aedes Aegypti hút máu vào ban ngày. Đặc biệt là lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và buổi chiều tối trước khi mặt trời lặn. Đó là lý do vì sao vào thời điểm chập tối, bạn thấy muỗi vằn bay rất nhiều. Ngoài hai thời điểm chính này thì muỗi sốt xuất huyết vẫn hút máu suốt cả ngày. Kể cả vào ban đêm, khi bạn đã đi ngủ. 

Dựa trên đặc điểm này, bạn nên tránh ở những nơi tối, có nhiều cây cối rậm rạp vào những thời điểm mà muỗi hoạt động mạnh nhất. Trường hợp bạn vẫn cần hoặc thích đi ra ngoài thời điểm này, thì nên dùng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để ngăn muỗi đến gần cắn đốt. 

Sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác giống như cúm mùa. Tuy nhiên, khi một người mắc sốt xuất huyết, họ trở thành trung gian lây bệnh cho những con muỗi khác. Những con muỗi mang mầm bệnh lại tiếp tục di chuyển và lây cho người khác trong giai đoạn virus lưu hành và sinh sản trong máu của nó. 

Ngoài muỗi vằn thì muỗi hổ châu Á cũng là vector truyền bệnh. Trường hợp nguy hiểm là nếu mẹ mang thai bị sốt xuất huyết, mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi trong bụng hoặc khi sinh nở. Trong khi đó, cơ địa của mẹ bầu cực kỳ thu hút muỗi đến gần cắn đốt. Đó là lý do vì sao mẹ bầu cần đặc biệt chú ý phòng chống muỗi gây sốt xuất huyết trong thai kỳ

Bị sốt xuất huyết có bị lại không?

Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần

Như chúng ta đã biết, muỗi vằn là vector truyền bệnh chính của sốt xuất huyết. Có 4 type huyết thanh của virus gây bệnh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Và ở Việt Nam có cả 4 type huyết thanh này.

Điều đáng nói là bệnh nhân nhiễm chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Có nghĩa là, dù bạn đã bị sốt xuất huyết, thì vẫn có thể mắc bệnh lại do những chủng khác gây ra. 

Có thể kết luận, dịch sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, miễn là muỗi vằn vẫn còn sinh sôi phát triển. Đó là lý do vì sao bạn không nên chủ quan khi bị muỗi cắn đốt. 

Hướng dẫn cách chống muỗi phòng sốt xuất huyết hiệu quả

sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết, xịt chống muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Chống muỗi phòng sốt xuất huyết hiệu quả bằng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh

Có một điều chắc chắn là nếu bạn không bị muỗi vằn cắn đốt thì bạn không thể bị sốt xuất huyết. Vậy tất cả những điều bạn cần làm để phòng sốt xuất huyết, chính là ngăn không để muỗi đến gần cắn đốt. Cụ thể như sau: 

  • Xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh vào không gian để xua đuổi muỗi ra khỏi nhà. Khi ở ngoài trời, xịt Heroh lên quần áo hoặc lên da để phòng muỗi đến gần cắn đốt. 
  • Không để chum vại, thùng đựng nước xung quanh nhà, tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi.
  • Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ. 
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. 

>>>Xem thêm về xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh

Sau khi bị muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết? Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã giải đáp cho bạn. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn, giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh sốt xuất huyết. Bạn quan tâm đến sản phẩm xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh, liên hệ Ecoair Việt Nam theo hotline 0936 185 238 nhé!

Similar Posts