Sốt vàng da là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới thì mỗi năm có 200.000 trường hợp mắc bệnh sốt vàng da trên toàn thế giới và khiến 30.000 người tử vong. Vậy bệnh sốt vàng là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh sốt vàng da như thế nào? Cách phòng ngừa bệnh sốt vàng ra sao? Bài viết dưới đây Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Sốt vàng da là bệnh gì?
Sốt vàng da là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở các vùng Nam Mỹ và châu Phi.
Virus sốt vàng có thể gây hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác. Từ đó dẫn đến tổn thương nhiều phủ tạng, suy thận, suy gan, trụy tim, vàng da, sốc nhiễm khuẩn. Thậm chí có khả năng gây tử vong.
Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có dịch sốt vàng da. Tuy nhiên, vì đã có sẵn tác nhân truyền bệnh là muỗi vằn Aedes. Nên chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sốt xuất huyết, triệu chứng và cách phòng bệnh
Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng da
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt vàng do virus sốt vàng gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Muỗi vằn họ Aedes đã nhiễm bệnh sẽ mang virus lây truyền cho người thông qua đường máu bằng việc cắn đốt. Nói cách khác, muỗi Aedes vừa là véc tơ chính của virus sốt vàng, vừa là ổ chứa mầm bệnh.
Bệnh sốt vàng da không lây qua đường tiếp xúc thông thường hay các vật dụng thường ngày. Nhưng vẫn có thể truyền bệnh trực tiếp vào máu qua kim tiêm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt vàng
Theo CDC Hoa Kỳ, có 44 quốc gia có nguy cơ lây truyền bệnh sốt vàng, nằm chủ yếu ở khu vực Trung Phi và Nam Mỹ. Trong đó, có khoảng 90% ca bệnh đến từ sa mạc Sahara.
Mặc dù bệnh sốt vàng da chưa lưu hành ở Việt Nam. Nhưng nước ta có nhiều lao động đang cư trú ở những nước có dịch bệnh. Hoặc có nhiều hành khách đến từ các nước đang có dịch bệnh. Nên không thể tránh khỏi trường hợp có bệnh dịch xuất hiện.
Bạn có thể mắc bệnh sốt vàng nếu đi du lịch ở một quốc gia nào đó có virus sốt vàng. Thường là những đất nước ở châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ. Ngay cả khi bạn không thấy có báo cáo về tình hình dịch bệnh hiện tại ở đất nước đó, thì cũng không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc bệnh. Bởi có thể người dân địa phương ở đó đã được tiêm phòng để phòng bệnh. Hoặc bởi vì các ca mắc bệnh sốt vàng da chưa được phát hiện và báo cáo chính thức.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị nhiễm virus sốt vàng da. Đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, người hay bị muỗi đốt.
Những triệu chứng của bệnh sốt vàng da
Đúng như tên gọi, bệnh sốt vàng có 2 dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là sốt và vàng da. Triệu chứng này xảy ra do bệnh gây tổn thương gan và viêm gan. Đối với một số người, triệu chứng bệnh xuất hiện từ 3 – 6 ngày sau khi tiếp xúc với virus sốt vàng. Trong khi một số người thì không có triệu chứng ban đầu.
Bệnh sốt vàng da thường có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3 – 6 ngày sau khi nhiễm virus từ muỗi. Người mắc sốt vàng có thể truyền bệnh một vài ngày trước khi sốt và 3 – 7 ngày sau khi sốt.
- Giai đoạn khởi phát bệnh: Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đột ngột sốt cao, rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu, vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm.
- Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Nặng hơn thì bệnh nhân bị tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng từ 20 – 50%, ở các thể khác dưới 5%. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 50% số người trên toàn thế giới đến giai đoạn nhiễm trùng sẽ chết, chỉ có phân nửa có khả năng hồi phục.
Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh sốt vàng như thế nào?
Bệnh sốt vàng rất khó chẩn đoán. Trong giai đoạn đầu, bệnh rất dễ bị nhầm với bệnh sốt rét nặng, sốt xuất huyết, viêm gan virus hoặc ngộ độc.
Do đó, khi có bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh sốt vàng, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về hoạt động du lịch gần đây và các triệu chứng cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ khám và chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu. Nếu bệnh nhân bị bệnh sốt vàng, trong máu sẽ có virus. Nếu không thì xét nghiệm máu có thể phát hiện các kháng thể cùng các chất khác đặc hiệu cho virus.
Điều trị bệnh sốt vàng như thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt vàng. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng của bệnh như sốt, chống xuất huyết, chống suy gan, chống dị ứng, đau cơ và mất nước.
Lưu ý, vì bệnh sốt vàng có thể làm chảy máu trong, nên tránh dùng aspirin và các thuốc chống viêm. Đồng thời, chỉ dùng kháng sinh khi cơ thể bệnh nhân có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn. Khi cơ thể có biến chứng nặng thì cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Khi bị sốt, người bệnh hoặc người chăm bệnh có thể áp dụng các biện pháp làm mát như lau mát, mặc quần áo rộng để cơ thể dễ thoát nhiệt.
Biến chứng của bệnh sốt vàng da
Bệnh sốt vàng có thể kéo dài >1 tuần rồi hồi phục nhanh mà không để lại di chứng. Nhưng ở thể sốt vàng ác tính thì người bệnh có thể bị mê sảng, nấc, co giật, hôn mê. Thậm chí có thể bị suy đa tạng ở giai đoạn cuối. Trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và viêm phổi.
Trong giai đoạn bội nhiễm của bệnh sốt vàng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như suy thận, suy gan, vàng da, mê sảng, hôn mê. Những người vượt qua được giai đoạn nhiễm trùng sẽ hồi phục dần dần sau vài tuần đến vài tháng. Lúc này, cơ thể người bệnh thường không xảy ra tổn thương nội tạng đáng kể. Nhưng người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi và bị vàng da.
Bên cạnh đó, bệnh sốt vàng cũng gây ra các biến chứng khác như viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu.
Cách phòng tránh bệnh sốt vàng da
Tiêm vắc xin sốt vàng da là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, có những người được khuyến cáo không nên tiêm vắc xin sốt vàng. Ví dụ như phụ nữ đang mang thai và cho con bú; người bị suy giảm, rối loạn chứng năng tuyến ức; người bị suy giảm hệ miễn dịch do đang hoá trị, xạ trị, do bẩm sinh hoặc nhiễm HIV,…
Nếu bạn thuộc các nhóm người không tiêm được vắc xin sốt vàng, thì cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để ngăn muỗi cắn đốt. Bạn chỉ cần xịt Heroh lên quần áo, mũ nón, da chân, da tay, không gian,…sẽ có tác dụng chống muỗi từ 4 – 6 tiếng. Mùi hương của Heroh sẽ khiến muỗi bị trục trặc hệ thần kinh nên không xác định được đối tượng cắn đốt. Đặc biệt, Heroh được Quacert kiểm định không chứa DEET và hoá chất độc hại nên 100% an toàn khi sử dụng. Sản phẩm lành tính với cả những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, trẻ nhỏ, người già, người có những vấn đề về đường hô hấp,…
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu về bệnh sốt vàng da. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó biết cách phòng bệnh tốt nhất!
Bạn sẽ quan tâm: