Các loại côn trùng thường gặp trong nhà: nhận biết và cách xử lý

Có một sự thật là dù bạn giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng đến đâu thì luôn phải “chào đón” các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Giống như chuột, những “vị khách không mời” này luôn gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Thậm chí, chúng còn có thể gây dị ứng và gây ra một số căn bệnh nguy hiểm. Ở bài viết dưới đây, Ecoair Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các loại côn trùng trong nhà và hướng dẫn cách xử lý côn trùng triệt để. 

Côn trùng là gì?

các loại côn trùng thường gặp trong nhà, côn trùng trong nhà, xịt đuổi chuột, xịt đuổi chuột chính hãng, xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust
Các loại côn trùng thường gặp trong nhà

Côn trùng là loài động vật thân mềm thuộc ngành không xương sống. Chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin với kích thước khá nhỏ. Côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi. Từ trong nhà, đồng ruộng, rừng, sa mạc, đồng cỏ,…

Tuy côn trùng có kích thước nhỏ bé nhưng lại sở hữu hệ thống giác quan nhạy bén và chính xác nên di chuyển rất nhanh. Điều này giúp chúng lẩn trốn kẻ thù rất tốt. Bên cạnh đó, côn trùng còn là loài dễ sinh sôi. Chúng có thể đẻ ra từ vài chục đến vài trăm trứng trong mỗi lần sinh sản. Đây là lý do giải thích cho sự đông đúc của chúng.

Điều nguy hiểm là hầu hết các loài côn trùng được tìm thấy trên trái đất đều gây hại cho con người. Chúng có thể phá hoại mùa màng, tài sản và truyền bệnh,… Chỉ có khoảng 0,1% côn trùng trong toàn hành tinh mang đến lợi ích cho con người. 

Các loại côn trùng thường gặp trong nhà

Dưới đây là các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Nhiều loại trong số này có lẽ bạn đã biết. 

Muỗi

Muỗi là trung gian gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Muỗi cũng là một trong các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Nguy hiểm hơn gián, muỗi là loài côn trùng hút máu và là trung gian truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm. Ví dụ như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,… 

Muỗi thường sinh sôi, phát triển ở những nơi ẩm ướt, ao tù nước đọng như chum vại xung quanh nhà, nhà vệ sinh, nhà tắm, trên lá cây sau cơn mưa,…

Để phòng chống muỗi, bạn cần dọn dẹp sạch sẽ xung quanh nhà, thường xuyên thay nước ở bình hoa, lật úp những vật dụng chứa nước,… Cùng với đó, bạn nên kết hợp sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên để ngăn muỗi lại gần cắn đốt. 

>>> Bạn sẽ quan tâm: Các loài muỗi ở Việt Nam và cách đuổi muỗi hiệu quả

Gián

các loại côn trùng thường gặp trong nhà, côn trùng trong nhà, xịt đuổi chuột, xịt đuổi chuột chính hãng, xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust
Gián gây ô nhiễm thực phẩm

Gián có thân hình dẹt, màu nâu hoặc đen, thường xuất hiện nhiều ở nhà tắm, nhà vệ sinh, gầm tủ,… Càng những nơi tối tăm và ẩm ướt, bẩn thỉu thì càng có nhiều gián. Chúng kiếm ăn vào ban đêm. Gián là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm và là tác nhân gây dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ,… 

Gián là một trong các loại côn trùng trong nhà tắm. Gián nhỏ, màu nâu nhạt là gián Đức. Gián to, màu nâu đỏ là gián Mỹ. Gián đen và có mùi hôi là gián phương Đông. 

Có nhiều cách diệt gián bạn có thể áp dụng như dùng keo dính, gel diệt gián, thuốc diệt gián dạng xịt hoặc dạng bột. Cùng với các sản phẩm diệt gián thì bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, bịt kín các khe hở trên tường, sàn nhà,…để ngăn chặn gián xâm nhập vào nhà. 

>>> Bạn sẽ quan tâm: 17 cách diệt gián tại nhà, đuổi gián vĩnh viễn

Kiến

các loại côn trùng thường gặp trong nhà, côn trùng trong nhà, xịt đuổi chuột, xịt đuổi chuột chính hãng, xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust
Kiến cắn gây ngứa ngáy, khó chịu

Kiến cũng là một trong các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Có nhiều loại kiến khác nhau như kiến đen, kiến lửa, kiến đường,… Kiến có thể phá hoại thức ăn hoặc cắn người gây ngứa, viêm da. Để diệt kiến, bạn có thể sử dụng thuốc diệt kiến hoặc dùng chanh, giấm chua, baking soda,…

Ruồi

các loại côn trùng thường gặp trong nhà, côn trùng trong nhà, xịt đuổi chuột, xịt đuổi chuột chính hãng, xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust
Ruồi thường đậu lên thực phẩm gây mất vệ sinh

Ruồi thường sống ở nhà vệ sinh, bãi rác, chuồng trại gia súc,… Chúng ưa thích những nơi ẩm ướt, bẩn thỉu. Ruồi mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh mắt hột, đường ruột,… Điều đáng nói là ruồi thường bám vào thức ăn và gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Để đuổi ruồi, bạn có thể sử dụng keo dính, tinh dầu hoặc trồng cây đuổi ruồi,… Ngoài ra, bạn cần giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là ở khu vực bếp, thùng rác, nhà vệ sinh,…để ngăn ruồi xuất hiện.

Mối

các loại côn trùng thường gặp trong nhà, côn trùng trong nhà, xịt đuổi chuột, xịt đuổi chuột chính hãng, xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust
Mối là kẻ thù của đồ nội thất làm bằng gỗ

Mối gây hại nghiêm trọng cho đồ nội thất làm bằng gỗ, nhà cửa, công trình xây dựng,… Vì mối sống theo đàn và ăn mòn gỗ từ bên trong nên rất khó phát hiện. Bạn có thể nhận biết nhà có mối qua một số dấu hiệu như xuất hiện các đường đất, ụ mối, gỗ bị rỗng, mục nát. 

Để diệt mối tận gốc, bạn có thể sử dụng thuốc diệt mối chuyên dụng hoặc thuê dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp. 

Mọt

Mọt hay xuất hiện trong thùng lúa, gạo

Mọt gồm mọt gỗ, mọt ngũ cốc,… Chúng là loài côn trùng gây hại cho đồ gỗ, lương thực, thực phẩm. 

Để ngăn mọt xuất hiện, bạn cần ưu tiên sử dụng các loại gỗ có khả năng chống mối mọt và bảo quản đồ đạc, lương thực ở nơi khô ráo, thoáng mát. Để diệt mọt, bạn có thể dùng thuốc diệt mọt hoặc phơi nắng, sấy khô lương thực, đồ đạc,… 

Nhện

Hầu hết các loài nhện đều không gây hại

Nhện nhà, nhện chân dài cũng là những côn trùng trong nhà. Điều đáng mừng là hầu hết loài nhện đều vô hại và giúp bắt muỗi, ruồi, gián,… Nhưng cũng có một số loài nhện có độc bạn cần phải cẩn thận. Khi bị nhện cắn, bạn cần rửa sạch vết cắn bằng nước sát trùng và đến cơ sở y tế nếu có triệu chứng nghiêm trọng.

Rệp

Rệp hút máu người

Rệp giường, rệp sáp,…là các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Rệp hút máu người và gây ngứa ngáy, khó chịu. Để diệt rệp, bạn có thể sử dụng thuốc diệt rệp chuyên dụng và giặt giũ chăn màn bằng nước nóng, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, hút bụi thường xuyên.

Bọ chét – côn trùng nhỏ trong nhà

Bọ chét gây dị ứng, viêm da

Bọ chét nhỏ, màu nâu đen và có khả năng nhảy xa. Chúng sống ký sinh trên người và động vật, là tác nhân gây viêm da, dị ứng, ngứa ngáy. 

Để diệt bọ chét, bạn có thể sử dụng dầu gội diệt bọ chét hoặc thuốc xịt. Đồng thời, bạn nên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn ga gối đệm thường xuyên. 

Thiêu thân

Thiêu thân là loại côn trùng vô hại

Thiêu thân là loài côn trùng có cánh. Chúng bị thu hút bởi ánh sáng của đèn vào ban đêm. Tuy thiêu thân không gây hại trực tiếp đến con người nhưng sự có mặt của chúng cũng rất phiền toái.

Bọ ngựa

Bọ ngựa giúp người nông dân bảo vệ mùa màng

Khác với nhiều loại côn trùng gây hại khác thì bọ ngựa lại có ích trong nông nghiệp. Vì chúng ăn sâu bọ gây hại cho cây trồng, giúp người nông dân bảo vệ mùa màng.

Bọ xít

Bọ xít gây hại cho cây trồng

Bọ xít cũng là một trong các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Chúng có nhiều loại, một số loại gây hại cho cây trồng. Bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hoặc sử dụng lưới chắn, keo dính để phòng tránh bọ xít.

Rết

Rết cắn gây đau nhức, sưng tấy

Rết là loài côn trùng có nọc độc. Chúng có nhiều chân và thường sống ở những nơi ẩm ướt, tối tăm. Khi bị rết cắn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng tấy, thậm chí có thể bị co giật và sốt.

Tác hại của các loại côn trùng thường gặp trong nhà

Côn trùng, nhất là các loại côn trùng có hại không chỉ gây khó chịu cho cuộc sống của con người, mà còn là tác nhân gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Côn trùng gây bệnh truyền nhiễm: Côn trùng có thể gây bệnh cho con người thông qua vết đốt, thức ăn, nước uống đã bị chúng làm ô nhiễm. Ví dụ như muỗi truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, Zika,…
  • Gây dị ứng, viêm da: Vết đốt của côn trùng gây ngứa ngáy, dị ứng, viêm da,… Nhất là với những người có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ. 
  • Làm ô nhiễm thực phẩm và nguồn nước, vật dụng gia đình,… Từ đó gây ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Phá hoại đồ nội thất, nhà cửa, cây trồng: Mối đục khoét, ăn mòn gỗ, khiến nhà cửa bị sập đổ. Mọt cắn xé sách vở, quần áo, lương thực, lúa gạo. Kiến làm hư hỏng các thiết bị điện tử.
  • Gây khó chịu, mất ngủ: Sự xuất hiện của các loại côn trùng thường gặp trong nhà gây phiền toái, thậm chí làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Hướng dẫn cách diệt và phòng tránh côn trùng trong nhà 

Để ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập và sinh sôi trong nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

Tránh tạo môi trường thu hút côn trùng vào nhà

Việc giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng sẽ hạn chế côn trùng vào trong nhà. 

  • Thường xuyên lau chùi, hút bụi, quét dọn mạng nhện. 
  • Vệ sinh khu vực bếp sạch sẽ, cất đậy thực phẩm kỹ càng, không để rác thực phẩm qua đêm.
  • Giặt giũ chăn màn, quần áo, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Đậy kín nắp thùng rác, đổ rác đúng nơi quy định, đậy kín nắp thùng rác.
  • Bịt kín các khe hở, lỗ hổng trên tường, cửa sổ, sàn nhà,…
  • Bảo quản thực phẩm trong hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.

Diệt và xua đuổi côn trùng bằng các biện pháp tự nhiên

  • Trồng cây thảo dược đuổi muỗi và côn trùng: Các loại cây như sả java, bạc hà, hương thảo,…được cho là có khả năng xua đuổi côn trùng. Bạn có thể trồng những loại cây này ở cửa sổ, ban công, vườn nhà,…để ngăn côn trùng xâm nhập. 
  • Sử dụng xịt đuổi chuột và côn trùng chuyên dụng: Ví dụ như xịt đuổi chuột Rat & Pest Oustxịt chống muỗi thiên nhiên Heroh. Đây là hai sản phẩm được người dùng đánh giá cao về khả năng chống chuột, chống côn trùng và chống muỗi. Đặc biệt, hai sản phẩm này được Quacert kiểm định chất lượng, không chứa hóa chất độc hại nên an toàn khi xịt trong gia đình. Kể cả khi gia đình có bà bầu và trẻ nhỏ. 
  • Sử dụng tinh dầu đuổi côn trùng: Ví dụ như tinh dầu sả java, bạc hà, quế, tràm trà,…có khả năng xua đuổi côn trùng khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng cùng đèn xông tinh dầu, máy khuếch tán tinh dầu, hoặc pha tinh dầu với nước để xịt phòng hoặc lau nhà.
  • Dùng keo dính: Bạn có thể đặt keo dính ở những nơi hay thấy côn trùng xuất hiện để bẫy chúng. 

Sử dụng thuốc diệt côn trùng chuyên dụng

  • Tùy theo bạn muốn diệt loại côn trùng nào mà lựa chọn loại thuốc diệt côn trùng phù hợp.
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
  • Không sử dụng thuốc diệt côn trùng khi gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người có bệnh lý về đường hô hấp.
  • Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc diệt côn trùng sinh học, ít độc hại.

Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp đến bạn nhiều kiến thức về các loại côn trùng thường gặp trong nhà. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn, giúp bạn biết cách nhận biết và tiêu diệt, phòng tránh côn trùng tận gốc.

Similar Posts