Cách giảm khó chịu khi say rượu nhanh chóng

Cách giảm khó chịu khi say rượu là điều nhiều người tìm kiếm. Bởi các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói,…khi say rượu đôi khi rất kinh khủng. Bạn hãy dắt túi những cách hồi phục sức khỏe sau khi say rượu do Ecoair Việt Nam chia sẻ dưới đây. Để áp dụng mỗi khi tiệc tùng, liên hoan, sử dụng nhiều bia rượu nhé!

Cách nhận biết một người say rượu

Người say không bao giờ tự nhận mình là say. Dấu hiệu say xỉn ở mỗi người cũng khác nhau. Vì thế, trong trường hợp “quá chén”, bạn hãy lưu ý đến các dấu hiệu say rượu dưới đây để biết cách xử lý phù hợp.

Dấu hiệu người bị say rượu:

  • Buồn nôn, chóng mặt, choáng váng;
  • Nôn mửa, đôi khi nôn ra mật vàng;
  • Đau đầu, khát nước, mệt mỏi toàn thân;
  • Khó chịu trong dạ dày, đầy hơi;
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hoặc buồn bã,…

Theo các bác sĩ, nếu đang uống rượu bia mà cơ thể cảm thấy khó chịu, nôn nao, buồn nôn hoặc bắt đầu nôn mửa thì chứng tỏ bạn hoặc người thân đã bị say rượu, ngộ độc rượu. Vì thế, bạn nên dừng uống hoặc khuyên người thân dừng uống. Sau đó nằm nghỉ ngơi. Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc rượu thì cần đi viện ngay lập tức. 

Các triệu chứng ngộ độc rượu

Ban đầu, người say có thể xuất hiện những dấu hiệu này:

  • Buồn nôn và nôn liên tục;
  • Không kiểm soát được hành vi;
  • Nói lắp, nói không rõ;
  • Da lạnh, nhợt nhạt hoặc có màu xanh tím (đặc biệt ở môi và đầu ngón tay);
  • Thở chậm hoặc ngắt quãng;
  • Nhịp tim yếu, tụt huyết áp.

Các triệu chứng nặng, cảnh báo nguy hiểm là:

  • Mất ý thức, hôn mê, gọi không tỉnh;
  • Co giật;
  • Nôn khi đã bất tỉnh (nguy cơ sặc rất cao);
  • Hạ thân nhiệt;
  • Ngừng thở tạm thời hoặc khó thở rõ rệt.

Nếu thấy người say xuất hiện những triệu chứng này thì bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Còn nếu chỉ bị say rượu nhẹ, chưa có các triệu chứng nặng thì bạn hãy áp dụng những cách giảm khó chịu khi say rượu dưới đây!

Hướng dẫn cách giảm khó chịu khi say rượu

Để giảm bớt khó chịu khi say xỉn, bạn nên:

Cách giảm khó chịu khi say rượu bằng việc uống nhiều nước

cách giảm khó chịu khi say rượu, cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Uống nhiều nước sau khi say xỉn giúp cơ thể tránh bị mất nước

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi say rượu đó là khát nước. Vì bia rượu đóng vai trò như chất lợi tiểu làm cơ thể bị mất nước. Do đó, bạn cần uống nhiều nước cả trước – trong và sau khi sử dụng bia rượu để bù nước cho cơ thể. Hơn nữa, uống nhiều nước còn hỗ trợ làm loãng nồng độ cồn trong máu. Đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố từ bia rượu nhanh hơn qua đường tiểu. 

Bổ sung chất điện giải cho cơ thể

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống một số loại nước giải rượu khác như oresol, nước dừa, nước mía, nước ép trái cây,… Đây là những loại nước giúp bù nước và điện giải cho cơ thể. Từ đó giúp giảm buồn nôn và phòng tránh hạ đường huyết khi say.

Cách giảm khó chịu khi say rượu bằng thức ăn nhẹ

Khi say rượu nhẹ và vẫn còn tỉnh táo, người say có thể ăn các món ăn nhẹ giàu carbohydrate như cháo loãng, phở, súp,…để làm dịu dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ đó phòng nguy cơ hạ đường huyết.

>>> Bạn sẽ quan tâm: 14 món ăn giải rượu bia giúp bạn nhanh hồi sức

Cách giải rượu bia tốt nhất là nghỉ ngơi đủ

cách giảm khó chịu khi say rượu, cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Người say rượu cần ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi

Nằm nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là cách giảm khó chịu khi say rượu hiệu quả nhất. Nhưng nếu bạn chăm sóc người say rượu, bạn cần lưu ý không để người say nằm ngủ li bì mà không ăn gì. Cứ sau mỗi 2-3 tiếng, bạn cần đánh thức họ dậy để kiểm soát tình trạng sức khỏe, cho họ uống nước hoặc ăn để tránh trường hợp bị hạ đường huyết.

Chú ý quan sát, theo dõi tình trạng của người say rượu

Khi chăm sóc người bị say rượu, nếu bạn thấy người say xuất hiện các dấu hiệu như giảm ý thức, thở khó khăn, thở yếu, thở chậm, ngừng thở. Hoặc da, môi, móng tay nhợt, lạnh, tím tái. Hoặc đau bụng, nôn nhiều, bụng chướng. Hoặc đi vệ sinh không tự chủ. Hay nói ngọng, nhìn không rõ, có dấu hiệu bị co giật,… Thì bạn cần đưa họ đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Những thắc mắc liên quan đến cách giảm khó chịu khi say rượu

Cách giải rượu ngay lập tức

Nếu bạn mong chờ có một cách giúp bạn đang say rượu mà tỉnh táo ngay tức thì, tất nhiên là không có. Bởi không có bất cứ cách giải rượu nào giúp đào thải hết lượng cồn trong cơ thể trong thời gian nhanh chóng. Cơ thể cần có thời gian để loại bỏ cồn. Lúc nào trong cơ thể không còn cồn nữa thì lúc đó bạn sẽ hết say. 

cách giảm khó chịu khi say rượu, cách giải rượu bia, cách giải bia, cách giải rượu, thức uống giải rượu, giải rượu, nước giải rượu, thức uống giải rượu Acol Detox
Uống Acol Detox trước khi sử dụng bia rượu giúp bạn hạn chế bị say xỉn

Tuy nhiên, có một cách giải say rượu sau 5 tiếng bạn có thể áp dụng. Cách này cũng giúp bạn tránh bị say rượu bia. Đó chính là sử dụng Thức uống giải rượu Acol Detox trước khi uống bia rượu. Acol Detox không chỉ chứa các hoạt chất tự nhiên để hỗ trợ và tăng cường chức năng gan, giúp gan thải độc hiệu quả hơn. Mà còn chứa enzyme cam chanh giúp phân giải cồn nhanh chóng tại dạ dày, để hạn chế tối đa cồn gây hại cho gan hoặc xâm nhập vào máu gây say. Nhiều hơn thế, trong sản phẩm còn chứa những vitamin cần thiết, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu khi say xỉn. Cùng các vi sinh có lợi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, để tránh bạn bị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng bia rượu. 

Cách giải rượu khi nôn

Một số cách chữa buồn nôn sau khi uống bia bạn có thể áp dụng là:

Đầu tiên, nếu người say xỉn bị nôn, bạn không nên để họ nằm ngửa, tránh chất nôn vào phổi. Bạn nên để họ nằm nghiêng người hoặc ngồi dựa lưng để giữ đường thở thông thoáng.

Sau khi nôn xong, bạn cần cho họ uống nước và chất điện giải để tránh cơ thể bị mất nước. Bạn nên cho họ uống từng ngụm nhỏ nước lọc ấm, không uống quá nhiều một lúc để tránh kích thích nôn thêm. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho họ uống trà gừng mật ong. Đây là loại trà giải rượu rất hiệu quả. Không nên để họ uống các loại nước ngọt có gas, cà phê hoặc nước chanh, nước cam. Vì có thể làm dạ dày bị kích ứng thêm.

>>> Bạn sẽ quan tâm: Làm sao để hết mắc ói khi nhậu?

Sau khi nôn say rượu nên ăn gì? 

Ăn cháo loãng giúp làm dịu dạ dày và bổ sung năng lượng cho người say xỉn

Sau khi nôn do say rượu, vì dạ dày đang rất yếu và niêm mạc tiêu hóa dễ bị tổn thương. Nên bạn cần ưu tiên ăn những món dễ ăn, dễ hấp thu và bù dưỡng chất đã mất. Ví dụ như cháo trắng loãng, súp, chuối chín, trứng luộc,… Tránh ăn đồ cay, chiên rán, nhiều dầu mỡ, vì có thể làm dạ dày khó chịu hơn. 

>>> Bạn sẽ quan tâm: 7 món súp giải rượu dễ ăn, giúp bạn lấy lại vị giác

Cách giải rượu khi nôn ra mật vàng

Nôn ra mật vàng sau khi uống rượu là dấu hiệu cơ thể đã quá tải, dạ dày trống rỗng và gan mật đang bị kích thích mạnh. Bạn phải hiểu rằng, đây là dấu hiệu nguy hiểm chứ không phải là triệu chứng bình thường sau say rượu. Do đó, bạn cần biết cách xử lý cẩn thận.

Mật vàng là dịch tiêu hóa được tiết từ gan qua túi mật xuống ruột non. Khi nôn ra mật, chứng tỏ dạ dày đã trống rỗng hoàn toàn, nhưng cơ thể vẫn bị kích thích nôn. 

Khi thấy người say nôn ra mật vàng, bạn cần để họ nghỉ ngơi ở tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi, đầu hơi cúi về phía trước để tránh sặc. Sau 10–15 phút, bạn cho họ uống từng ngụm nhỏ nước ấm. Sau 1–2 tiếng (khi không còn buồn nôn), bạn có thể cho họ ăn cháo loãng, súp, chuối chín,…để làm dịu dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể. 

Nếu người say xỉn sau khi nôn ra mật vàng mà xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn cần đưa họ đi cấp cứu ngay lập tức: nôn ra máu hoặc dịch màu đen; đau bụng dữ dội; mất ý thức, người rơi vào trạng thái lơ mơ; sốt cao, co giật,…

Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã chia sẻ với bạn cách giảm khó chịu khi say rượu. Để tránh bị say rượu và bảo vệ gan khỏi tác hại từ bia rượu, bạn nên sử dụng thức uống giải rượu Acol Detox trước hoặc ngay sau khi nhậu nhé!

Hữu ích dành cho bạn:

Similar Posts