Cách đuổi muỗi bằng bã chè

Những cách đuổi muỗi tự nhiên như cách đuổi muỗi bằng bã chè đang ngày càng được ưa chuộng nhờ tính an toàn. Trong bài viết này, Ecoair Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách tận dụng bã chè để đuổi muỗi cùng một số mẹo chống muỗi đốt khác. Bạn tham khảo ngay nhé!

Bã chè có đuổi muỗi được không?

Theo nghiên cứu, trong bã chè chứa một lượng nhỏ caffeine và tannin. Khi đốt bã chè, khói bốc lên có mùi hương đặc trưng sẽ khiến hệ thần kinh của muỗi bị khó chịu. Nên chúng thường tránh xa khu vực có khói bã chè. 

Ngoài tác dụng đuổi muỗi, bã chè còn có khả năng hấp thụ mùi hôi. Bạn rải bã chè ở những nơi có mùi khó chịu trong nhà sẽ giúp không khí trong lành hơn.

Hướng dẫn cách đuổi muỗi bằng bã chè

cách đuổi muỗi bằng bã chè, cách đuổi muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi, xịt muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Xông khói từ bã chè đuổi muỗi

Cách đuổi muỗi bằng bã chè là một mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sau khi pha trà, bạn thu gom bã chè và để ráo nước.
  • Bước 2: Phơi khô bã chè dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô trong lò vi sóng để bã chè không bị ẩm mốc.
  • Bước 3: Đặt bã chè khô vào một chiếc bát chịu nhiệt hoặc khay kim loại rồi đốt cháy. Khói từ bã chè sẽ lan tỏa khắp nhà, khiến muỗi khó chịu và bay đi.

Lưu ý: Đặt bát bã chè tránh xa vật liệu dễ cháy và giữ trẻ nhỏ tránh xa khu vực đốt. Đồng thời mở cửa nhà thông thoáng khi xông khói đuổi muỗi. Tuyệt đối không đóng kín cửa sẽ gây ngạt khói. 

Những cách đuổi muỗi tự nhiên khác

Ngoài cách đuổi muỗi bằng bã chè, bạn có thể kết hợp với các mẹo đuổi muỗi khác để tăng hiệu quả chống muỗi. Ví dụ như:

Cách đuổi muỗi bằng nước rửa chén

cách đuổi muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi, xịt muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Muỗi ghét mùi chất tạo hương từ nước rửa chén

Bạn có thể tận dụng nước rửa chén để đuổi muỗi. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha dung dịch gồm nước rửa chén với nước. Tiếp theo, bạn cho dung dịch vào bình xịt và phun ở những nơi nhiều muỗi như góc nhà, ban công, gầm bàn, rèm cửa, hoặc khu vực ẩm ướt. 

Nước rửa chén có các đặc tính khiến muỗi khó chịu:

  • Nước rửa chén thường chứa các chất tạo mùi hoặc tinh dầu như chanh, bạc hà mà muỗi ghét. 
  • Khi phun dung dịch lên muỗi hoặc nơi muỗi đậu có thể làm ướt cánh muỗi, khiến chúng khó bay hoặc bị ngạt.
  • Muỗi thường đẻ trứng ở các vùng nước đọng. Khi phun dung dịch nước rửa chén vào những khu vực này sẽ làm trứng và ấu trùng muỗi khó sống sót.

>>> Bạn sẽ quan tâm: Cách đuổi muỗi bằng nước rửa chén có hiệu quả không?

Cách đuổi muỗi bằng dầu gió

cách đuổi muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi, xịt muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Mùi dầu gió khiến muỗi tránh xa

Bên cạnh cách đuổi muỗi bằng bã chè thì cách đuổi muỗi bằng dầu gió cũng là phương pháp phổ biến. Theo nghiên cứu, dầu gió chứa tinh dầu bạc hà, khuynh diệp mà muỗi không thích. Những mùi này có thể gây kích ứng cho hệ thần kinh của muỗi, khiến chúng bay đi nơi khác.

Để đuổi muỗi bằng dầu gió, bạn chỉ cần thấm dầu gió vào bông gòn rồi đặt ở góc phòng để mùi hương lan tỏa. Hoặc thoa một lượng nhỏ dầu gió lên các vùng da hở để ngăn muỗi cắn đốt. 

Cách đuổi muỗi bằng sả tươi

Dùng sả là cách đuổi muỗi dân gian hiệu quả

So với cách đuổi muỗi bằng bã chè thì sả tươi giúp đuổi muỗi tốt hơn. Vì trong sả tươi chứa tinh dầu citronella. Mùi này làm gián đoạn khả năng định hướng của muỗi. Khiến chúng khó phát hiện ra con người hoặc động vật thông qua mùi cơ thể hoặc carbon dioxide. Hơn nữa, citronella và các hợp chất geraniol và limonene trong sả còn có thể gây kích ứng hệ thần kinh của muỗi. Vì thế, muỗi thường tránh xa khu vực có mùi sả.

Để đuổi muỗi bằng sả, bạn chỉ cần đập dập vài nhánh sả tươi rồi đặt ở góc phòng, cửa sổ, hoặc khu vực muỗi hay xuất hiện.

Cách đuổi muỗi bằng tỏi

Muỗi tránh xa khu vực có mùi tỏi

Tỏi chứa các hợp chất lưu huỳnh như allicin. Mùi hăng mạnh của allicin làm khứu giác của muỗi bị gián đoạn. Nên chúng khó phát hiện ra mùi cơ thể hoặc carbon dioxide.

Bạn chỉ cần cắt nhỏ hoặc nghiền tỏi rồi đặt ở các góc phòng hoặc gần cửa ra vào để ngăn muỗi xâm nhập.

>>> Bạn sẽ quan tâm: Cách đuổi muỗi bằng tỏi có hiệu quả như lời đồn?

Cách đuổi muỗi bằng chanh

Xua đuổi muỗi bằng chanh và đinh hương

Bạn có thể kết hợp cách đuổi muỗi bằng bã chè với cách đuổi muỗi bằng chanh để tăng tác dụng chống muỗi. Chanh chứa axit citric và limonene, tạo ra mùi hương mạnh mà muỗi không thích. Tinh dầu từ vỏ chanh có thể khiến hệ thần kinh của muỗi bị kích ứng khi chúng hít phải hoặc tiếp xúc. Đó là lý do vì sao muỗi tránh xa khu vực có mùi chanh.

Để sử dụng chanh đuổi muỗi, bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh, cắm 5-10 nụ đinh hương vào phần thịt chanh. Sau đó đặt ở góc phòng, cửa sổ, hoặc gần giường ngủ để xua muỗi.

Mẹo đuổi muỗi trong phòng bằng xịt chống muỗi thiên nhiên

Tuy cách đuổi muỗi bằng bã chè, tỏi, chanh, dầu gió,…có tính an toàn cao nhưng hiệu quả khá thấp. Thực tế, hầu hết mọi người áp dụng những cách trên đều không đuổi được muỗi. Có vài mẹo giúp ngăn muỗi nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

cách đuổi muỗi, xịt chống muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi, xịt muỗi thiên nhiên, xịt chống muỗi thiên nhiên heroh
Hàng nghìn khách hàng tin dùng xịt muỗi thiên nhiên Heroh

Nếu bạn cần một mẹo chống muỗi vừa hiệu quả cao, vừa đảm bảo an toàn với sức khỏe thì xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh là sự lựa chọn hoàn hảo. 

Nói về khả năng chống muỗi, nghiên cứu đã chứng minh Heroh chống muỗi tốt hơn gấp nhiều lần so với các loại tinh dầu như bạc hà, sả, quế,…và xịt muỗi từ hoạt chất DEET. Bởi sản phẩm ứng dụng hoạt chất PMD kết hợp với những chiết xuất tự nhiên đầu bảng trong năng lực chống muỗi như tinh dầu sả Java, chiết xuất Cúc La Mã, tinh dầu Lavender,… 

Nói về tính an toàn, Heroh đã được Quacert kiểm định chất lượng, không chứa DEET và hóa chất độc hại. Sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi, mẹ bầu và người nhạy cảm.

Tóm lại, bạn có thể kết hợp cách đuổi muỗi bằng bã chè cùng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để tăng hiệu quả xua đuổi muỗi. Hoặc chỉ cần sử dụng Heroh thôi cũng đã đủ để ngăn muỗi cắn đốt gây bệnh.

Similar Posts