Giải rượu bia thế nào? Lưu ý quan trọng khi giải say bia rượu
Các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đau đầu, say nguội,…sau khi uống rượu bia khiến bạn cực kỳ mệt mỏi. Áp dụng những cách giải rượu bia dưới đây sẽ giúp bạn giảm say và hồi phục thể lực nhanh chóng. Tham khảo ngay với Ecoair Việt Nam nhé!
Những thức uống giải rượu bia hiệu quả
- Uống thức uống giải rượu Acol Detox : Đây là sản phẩm duy nhất thị trường hiện nay có khả năng phá vỡ cấu trúc phân tử của rượu bằng enzyme cam chanh. Khiến rượu không còn là rượu nữa. Do đó, quá trình phân giải cồn trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn. Việc này đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo sau khi uống Acol Detox.
- Nước ép hoa quả tươi: giúp bổ sung nước và carbohydrate cho cơ thể. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu khi say rượu.
- Uống nhiều nước để giải rượu bia: Vì uống nhiều nước giúp bổ sung nước cho cơ thể. Để loại bỏ các chất độc hại sau khi uống rượu quá mức.
- Uống trà gừng: Trà gừng có tác dụng chống co thắt, làm dịu dạ dày, giảm đầy hơi và chống buồn nôn. Đồng thời bổ sung vitamin B cho cơ thể và hạn chế những tác hại của rượu lên thành niêm mạc ruột.
- Uống nước đậu đen: Nước đậu đen giúp giải rượu bia vì chúng có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc. Nên có khả năng giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi khi say rượu.
- Uống nước dừa khi say rượu bia: Vì nước dừa chứa nhiều chất điện giải và natri, kali, giúp bổ sung nước cho cơ thể để bạn vượt qua cơn say dễ hơn.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Uống gì giải rượu bia nhanh chóng? 7 loại nước giải rượu
Sai lầm khi giải rượu bia nhiều người mắc phải
Những lầm tưởng này có thể làm sức khỏe của người say bị giảm sút, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Uống nước chanh để giải rượu bia khi trong cơ thể vẫn còn nhiều rượu. Điều này có thể làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit.
- Gây nôn cho người đã say bất tỉnh. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Vì làm vậy khiến người say dễ bị sặc, chất nôn tràn vào phổi gây viêm phổi. Bạn chỉ nên gây nôn khi vẫn còn tỉnh táo.
- Ra ngoài trời sau khi uống bia rượu, nhất là khi trời lạnh, dễ làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt đột ngột.
- Lạm dụng các sản phẩm bổ gan, giải độc. Nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần,… Điều này có thể gây ra ngộ độc.
- Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác. Trong khi uống các loại thuốc này khi cơ thể vẫn còn rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 9 cách giải rượu tại nhà giúp bạn đỡ say xỉn
Cách hạn chế say bia rượu trong ngày lễ, Tết
Sẽ có nhiều tình huống mà bạn không thể tránh việc uống bia rượu. Trong những trường hợp đó, bạn nên làm những điều này để không bị say bia rượu nhanh chóng.
- Ăn no trước khi nhậu: Ví dụ như cơm, đồ béo, sữa,… Vì chúng giúp thẩm thấu lượng cồn, nên có thể chống say rượu và giảm các tác động của cồn tới niêm mạc dạ dày, ruột, gan,…
- Bổ sung nước trước, trong và sau khi uống rượu bia để cơ thể không bị mất nước.
- Uống chậm rãi để giúp gan có thời gian chuyển hóa cồn. Từ đó giảm các tác hại của rượu lên cơ thể. Việc uống bia rượu quá nhanh cũng làm bạn say nhanh vì cơ thể phải đột ngột tiếp nhận một lượng cồn quá lớn.
- Không trộn bia rượu với nước có gas: Vì bọt khí trong nước có gas sẽ làm cồn hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn. Từ đó làm hại đến dạ dày, tim mạch,… Việc này có thể dẫn đến cơ thể dễ bị tiêu chảy. Nặng hơn là phải nhập viện.
- Chọn thức uống có độ cồn nhẹ như rượu vang và rượu hoa quả. Vì nồng độ cồn trong đồ uống càng cao thì càng dễ khiến cơ thể bị say.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 10 loại nước giải rượu bia nhanh chóng
Các câu hỏi thường gặp khi tìm cách giải rượu bia
Có nên uống thuốc giải rượu không?
Có. Bạn nên uống sản phẩm giải rượu trước hoặc sau khi uống bia rượu. Vì chúng có thể làm giảm cơn say hoặc có thể giúp bạn tăng tửu lượng trước khi uống. Cơ chế của những sản phẩm này là thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu. Đồng thời chuyển hóa cồn thành khí cacbonic và nước, để giảm thiểu tác hại của rượu đối với sức khỏe. Ví dụ như thức uống giải rượu Acol Detox phá vỡ cấu trúc phân tử của rượu bằng enzyme cam chanh, khiến rượu không còn là rượu nữa.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, những loại thực phẩm chức năng này không hoàn toàn chống lại tác hại của rượu. Bạn không nên lạm dụng chúng để thoải mái uống rượu. Đồng thời cần tìm mua đúng sản phẩm chất lượng để sử dụng.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Cần hiểu rõ về “thuốc giải rượu” để tránh ngộ nhận sai lầm
Có nên áp dụng các cách giải rượu cấp tốc không?
Không. Vì các cách giải rượu như gây nôn, uống cà phê, tắm nước lạnh không giúp cơ thể thực sự khôi phục sự tỉnh táo. Chúng có thể giúp não bộ tạm thời nhận thức rõ ràng hơn nhưng bản chất là không làm giảm nồng độ cồn có trong máu. Cách để cơ thể hồi phục tốt nhất chính là ngủ một giấc thật dài và thật sâu. Vì giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, giúp gan chuyển hóa cồn và đào thải rượu ra khỏi cơ thể.
Cách để không bị nôn sau khi say rượu bia
- Uống nước: 30 phút sau khi nôn lần cuối, bạn hãy uống từng ngụm nước nhỏ từ từ.
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cơ thể hồi phục sau khi say.
- Ăn bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc sốt táo để giúp cơ thể lấy lại năng lượng và để điều trị chứng buồn nôn do rượu.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã chia sẻ với bạn những thông tin quan trọng về việc giải rượu bia. Bạn hãy áp dụng những kiến thức này để giúp cơ thể hồi phục thể lực tốt nhất sau mỗi lần say xỉn nhé!