Loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả?
Loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả? Ở bài viết dưới đây, Ecoair Việt Nam sẽ cung cấp đến bạn đặc điểm và công dụng của từng loại sả phổ biến tại Việt Nam. Để bạn biết cách chọn đúng loại sả có công dụng đuổi muỗi và côn trùng nên sử dụng.
Loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả? Những loại sả phổ biến tại Việt Nam
Có 3 loại sả phổ biến tại Việt Nam là sả chanh, sả java và sả Sri Lanka. Mỗi loại sả có đặc điểm và công dụng khác nhau.
Cây sả chanh
Sả chanh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cỏ sả, cỏ gai, đầu mượt, cỏ nhọ nồi, cỏ Malabar, đầu dầu, cỏ sả hoặc cỏ sốt. Tên khoa học của cây sả chanh là Cymbopogon citratus.
Đặc điểm của cây sả chanh:
- Sả chanh mọc thành từng bùi dày đặc.
- Bẹ lá sả chanh nhẵn bóng, mặt trong màu xanh lục, phiến lá hình lưỡi kiếm, dài 30 – 90 × 0,5-2cm. Lá màu xanh lam, sẽ chuyển sang màu đỏ vào mùa Thu. Khi bị tác động sẽ tỏa ra mùi chanh.
- Rễ cây sả chanh có màu trắng hoặc hơi tím.
- Khi được trồng ở vùng nhiệt đới, giống sả này sẽ ra những bông hoa lớn trên gai. Nhưng nếu trồng ở nơi vĩ độ Bắc thì hiếm khi ra hoa.
- Sả chanh có thể cao từ 1,2m – 1,8m.
Công dụng của cây sả chanh:
Cây sả chanh thường được chiết xuất thành tinh dầu sả chanh có mùi thơm như chanh, được sử dụng làm hương liệu trong y học hoặc chất tạo mùi. Trong tinh dầu sả chanh có các thành phần hóa học chính là 31,5% neral , 26,1% citral và 2,27% geranyl axetat.
- Tinh dầu này có thể giúp hạ sốt, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy và đau bụng.
- Tinh dầu sả chanh pha loãng được sử dụng để giảm đau viêm khớp, chống co thắt.
- Cây sả chanh được dùng nhiều để làm gia vị trong ẩm thực.
- Ở Ấn Độ, cây sả chanh được sử dụng như một loại thảo dược và nước hoa.
- Ở Caribê, người ta uống trà sả chanh để tăng cường khả năng miễn dịch.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Tinh dầu sả chanh đuổi muỗi hiệu quả không?
Cây sả Java
Sả java còn có tên gọi khác là sả đỏ, sả xòe. Loại sả này được trồng chủ yếu để lấy tinh dầu trong lá. Tên khoa học của cây sả java là Cymbopogon winterianus.
Đặc điểm cây sả java:
- Sả java là một loại cỏ mọc thành bụi cao từ 1,8m trở lên.
- Thân cây sả java sắp xếp chặt chẽ có một bẹ lá ở gốc, có màu tím hoặc vàng tùy vào giống.
- Các bẹ lá hình kiếm dài màu xanh lá cây rủ xuống ở đầu.
- Hoa cây sả java nhỏ và không đáng kể. Hoa nở trên một cành cao vào cuối mùa mưa.
- Rễ cây ăn sâu vào lòng đất khoảng 20-25cm.
Công dụng của sả java:
Quá trình chưng cất hơi nước từ lá cây sả java sẽ tạo ra tinh dầu sả java có màu vàng nhạt, có mùi thơm của cam quýt được gọi là ‘Java citronella’. Trong tinh dầu sả java có các thành phần hoá học là citronella, citronellol và geraniol. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi vì sao muỗi sợ mùi sả. Vì trong tinh dầu sả java có những thành phần hoá học này.
Vì có mùi thơm nồng và có những thành phần hoá học xua đuổi muỗi nên tinh dầu sả java được sử dụng nhiều để sản xuất sản phẩm đuổi muỗi và côn trùng. Ngoài ra, tinh dầu này còn được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất nước hoa, xà phòng, sản phẩm làm sạch và khử trùng,…
>>> Bạn sẽ quan tâm: Cách làm tinh dầu sả đuổi muỗi, chi tiết các bước
Cây sả Sri Lanka
Sả Sri Lanka là cây lâu năm thuộc họ Hòa thảo, có nguồn gốc từ châu Á với khí hậu nhiệt đới.
Đặc điểm của cây sả Sri Lanka:
- Sả Sri Lanka mọc thành bụi, tán rộng và thân cao tới 2,5m.
- Phiến lá của cây sả Sri Lanka rộng hơn so với cây sả chanh. Gốc sả nhỏ có màu hơi đỏ.
Ứng dụng của sả Sri Lanka:
- Sả Sri Lanka được trồng để sản xuất tinh dầu sả. Trong tinh dầu sả Sri Lanka chứa 20% đến 40% geraniola và citronellola, 40% đến 60% citronellala.
- Ngoài ra, cây sả này còn được dùng nhiều để làm vị thuốc trong đông y và làm gia vị trong chế biến món ăn.
Loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả?
Đáp án cho câu hỏi loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả là sả java. Tuy nhiên, xét về giá trị kinh tế thì sả chanh có giá trị kinh tế cao hơn so với sả java. Vì cần rất nhiều lá sả java mới chưng cất được số lượng ít tinh dầu nên giá của loại tinh dầu này cũng không rẻ. Bên cạnh đó, so với tinh dầu sả java thì tinh dầu sả chanh thông dụng và dễ tìm hơn. Đó là lý do vì sao nhiều người mới biết đến tinh dầu sả chanh đuổi muỗi mà không biết rằng, xét về các thành phần hoá học có trong mỗi loại tinh dầu thì tinh dầu sả java mới có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng tốt nhất.
>>> Bạn sẽ quan tâm:
- Bất ngờ về hiệu quả chống muỗi của cách đuổi muỗi bằng sả
- 7 cách đuổi muỗi trong phòng ngủ bằng sả khiến muỗi tránh xa
Các cách đuổi muỗi bằng sả tươi
Có nhiều cách đuổi muỗi bằng sả bạn có thể áp dụng như cách đuổi muỗi bằng sả chanh, cách đuổi muỗi bằng sả gừng, cách đuổi muỗi bằng sả và dầu gió.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sả java tươi;
- Chanh tươi, gừng tươi;
- Dầu gió.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch sả, gừng, chanh. Với sả và gừng, bạn đập dập cho tiết ra tinh dầu. Với chanh, bạn nạo lấy phần vỏ và cắt nhỏ.
- Bước 2: Cho sả và gừng hoặc sả và vỏ chanh đã cắt nhỏ vào đĩa rồi đặt vào những khu vực có nhiều muỗi. Bạn có thể cho thêm vài giọt dầu gió để tăng hiệu quả đuổi muỗi. Trong dầu gió có nhiều tinh dầu đuổi muỗi như tinh dầu bạc hà, tràm trà, khuynh diệp,…nên cũng có khả năng xua đuổi muỗi hiệu quả.
*Một cách đuổi muỗi tự nhiên đơn giản nhưng hiệu quả hơn so với tinh dầu sả chính là sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh. Vì Heroh có thành phần chính là PMD cùng các thành phần tự nhiên đầu bảng trong năng lực trị muỗi và côn trùng như tinh dầu sả java, tinh dầu lavender, chiết xuất cúc la mã,… Đặc biệt, PMD là hoạt chất chống muỗi tự nhiên tốt nhất hiện nay được các Tổ chức Y tế Quốc tế và CDC khuyên dùng.
Loại sả nào đuổi muỗi hiệu quả? Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã giải đáp chi tiết cho bạn. Hi vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn biết cách chống muỗi phòng bệnh!