Nguy cơ khi dùng chai xịt đuổi muỗi chứa DEET
Phần lớn các chai xịt đuổi muỗi hiện nay đều chứa DEET. Mặc dù DEET chống muỗi và côn trùng rất hiệu quả, nhưng lại cực kỳ độc hại với người sử dụng. Theo các chuyên gia, tuyệt đối không nên dùng xịt đuổi muỗi chứa DEET cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
DEET có trong chai xịt đuổi muỗi là hoá chất gì?
DEET là thành phần chính trong các chai xịt đuổi muỗi, thuốc diệt muỗi và côn trùng hiện nay. DEET là kết quả của phản ứng giữa clorua axit và axit benzoic 3-methyl với diethylamine..
Cơ chế diệt muỗi của DEET là ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Trong khi đó, acetylcholin là enzym quan trọng để kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú, làm cho acetylcholine tích tụ quá nhiều ở các khe khớp thần kinh. Từ đó gây tê liệt thần kinh, ngạt thở rồi tử vong.
Nồng độ DEET khác nhau trong các chai xịt đuổi muỗi sẽ cho hiệu quả chống muỗi khác nhau.
- Nồng độ DEET 100% thì thời gian chống muỗi là 12 giờ.
- Nồng độ DEET 20- 30% thì thời gian chống muỗi là 3-6 giờ.
Nhưng nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết và truyền Zika lại đang kháng với DEET. Bởi thế, DEET không còn chống muỗi hiệu quả như trước.
Tác hại của chai xịt đuổi muỗi chứa DEET
DEET rất nguy hiểm với sức khỏe con người khi sử dụng vượt nồng độ cho phép. Mức độ độc hại càng cao đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhẹ thì DEET gây ra những phản ứng kích ứng ở trên da. Nặng thì DEET có thể tác động đến hệ hô hấp khiến bạn bị khó thở. Thậm chí ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh gây tổn thương não bộ.
Rủi ro khi dùng thuốc xịt chống muỗi độc hại
Người dùng có nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất khi các vùng da hở như vết thương hở, nốt gãi trầy xước, nốt muỗi đốt,…tiếp xúc với các loại thuốc chống muỗi. Một số báo cáo cho thấy, trẻ em bị nhiễm độc DEET có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất kiểm soát, run, động kinh và co giật. Độ tuổi của những trẻ em bị nhiễm độc DEET được chỉ ra trong báo cáo đều dưới 8 tuổi.
Ngoài ra, khi xịt chai xịt đuổi muỗi vào vùng mặt và cổ, dung dịch có thể lẫn vào không khí rồi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Việc này tương tự như bạn hít phải chất độc hại vào cơ thể.
Thuốc bôi chống muỗi gây hại cho da
Một dạng khác của sản phẩm chống muỗi là dạng kem bôi. Dạng bôi này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nên khi thuốc bay hết thì phải bôi tiếp. Khi bôi nhiều trong thời gian dài có thể khiến da bị kích ứng, dị ứng nặng. Một số dấu hiệu khi da bị kích ứng như da đỏ lên, rát và bong vảy. Thậm chí kem bôi chống muỗi còn gây dị ứng da với các dấu hiệu như da sưng nề, đỏ, ngứa và nổi mụn nước li ti hoặc có mủ,… Đây là lý do vì sao bạn cần thực sự cẩn trọng khi dùng kem bôi chống muỗi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi làn da của trẻ còn rất non nớt và nhạy cảm, dễ mẫn cảm với những thành phần có trong sản phẩm.
Khuyến cáo khi sử dụng chai xịt đuổi muỗi chứa DEET
Để tránh những rủi ro do chai xịt đuổi muỗi độc hại gây ra, trước khi sử dụng sản phẩm, bạn cần chú ý:
- Kiểm tra nồng độ DEET có trong sản phẩm. Xem xét kỹ các thành phần hoá chất có trong xịt đuổi muỗi và nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
- Tuyệt đối không sử dụng xịt đuổi muỗi chứa DEET cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi: dùng chai xịt đuổi muỗi có nồng độ DEET dưới 10% với tần suất 1 lần/ngày.
- Trẻ từ 2 tuổi đến 12 tuổi: dùng sản phẩm có nồng độ DEET dưới 10% với tần suất 3 lần/1 ngày.
Khuyến cáo: để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả gia đình, nhất là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn không nên sử dụng xịt chống muỗi chứa DEET dù ở nồng độ cho phép. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm xịt chống muỗi thiên nhiên.
Ví dụ như PMD (Citriodiol) là thành phần tự nhiên kỵ muỗi hàng đầu đã được các Tổ chức Y tế Quốc tế chứng nhận về tác dụng chống muỗi vượt trội mà vẫn 100% an toàn. Bạn có thể tìm hiểu về xịt chống muỗi Heroh, là sản phẩm duy nhất Việt Nam hiện nay sử dụng PMD để chống muỗi.
Hướng dẫn sử dụng chai xịt đuổi muỗi cho bé đúng cách
Nếu sử dụng thuốc diệt muỗi độc hại, hoặc dùng không đúng cách, không đúng liều lượng, bạn vừa không đuổi được muỗi mà còn gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và gia đình. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng xịt đuổi muỗi, bạn cần chú ý thực hiện những biện pháp sau:
- Ưu tiên sử dụng những chai xịt chống muỗi được chiết xuất từ thành phần tự nhiên.
- Kiểm tra phản ứng trước khi dùng thường xuyên. Bạn xịt thử một lượng nhỏ và quan sát trong 24h sau khi xịt. Nếu không có phản ứng gì thì chứng tỏ sản phẩm không gây kích ứng nên có thể dùng tiếp.
- Không xịt vào những vùng da đang có vết thương hở.
- Nếu vô tình bị xịt đuổi muỗi dính lên các vùng nhạy cảm như mắt, mũi, tai và miệng thì cần rửa sạch với nước ngay lập tức.
Hướng dẫn xử lý khi bị kích ứng, dị ứng với xịt đuổi muỗi
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, khi xuất hiện những triệu chứng dị ứng với thuốc diệt muỗi, bạn cần thực hiện những điều dưới đây:
- Rửa sạch vùng da bị dị ứng với nước ngay lập tức. Giặt thật sạch khăn lau trước và sau khi dùng.
- Không gãi hay chà mạnh các vùng da đang bị dị ứng.
- Không dùng đá chườm lên vùng da bị tổn thương.
- Không đắp các loại lá lên chỗ bị mẩn ngứa.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng khi bị dị ứng với thuốc diệt muỗi.
- Cần uống nhiều nước hoặc nước ép hoa quả để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
- Nếu sau 24h mà các phản ứng dị ứng không giảm. Thậm chí còn xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như kích ứng mắt, co giật hay khó thở (đây là các triệu chứng hay xuất hiện ở trẻ nhỏ). Thì bạn cần đưa người bị dị ứng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng tránh dị ứng với chai xịt đuổi muỗi
Để phòng tránh bị dị ứng, kích ứng khi sử dụng chai xịt đuổi muỗi, bạn cần lưu ý:
- Để chai xịt đuổi muỗi xa tầm tay trẻ em.
- Kiểm tra kỹ thành phần có trong sản phẩm trước khi mua sử dụng.
- Tránh sử dụng quá nhiều.
- Không bôi kem chống muỗi lên mắt, mũi, miệng hoặc vùng kín.
- Tuyệt đối không bôi hoặc xịt đuổi muỗi lên những vùng da đang có vết thương hở. Hoặc vùng da đang bị phát ban, vẩy nến, cháy nắng hay bị mụn trứng cá.
- Khi sử dụng xịt chống muỗi cho người có da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ, bạn nên xịt lên quần áo, chăn màn, đồ vật,…thay vì bôi trực tiếp lên da.
Xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh không chứa DEET và các chất độc hại
Xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh được các chuyên gia khuyên sử dụng cho những đối tượng nhạy cảm như mẹ thai kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Về thành phần, Heroh là sản phẩm duy nhất hiện nay chống muỗi bằng PMD. PMD hay Citriodiol là hoạt chất tự nhiên kỵ muỗi tốt nhất đã được các Tổ chức Y tế Quốc tế công nhận. Bởi khả năng chống muỗi vượt trội so với những tinh dầu tự nhiên khác như sả, chanh, bạc hà,… Hoạt chất này hiệu quả với cả những loài muỗi nguy hiểm như muỗi gây sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,… Cùng với PMD, Heroh còn sử dụng những tinh chất tự nhiên kỵ muỗi khác như Lavander, chiết xuất nha đam, chiết xuất cúc La Mã,…
Về độ an toàn, PMD đã được chứng nhận an toàn với người dùng, kể cả những đối tượng nhạy cảm như mẹ thai kỳ hay trẻ sơ sinh. Xịt chống muỗi Heroh không chứa DEET, hương liệu tạo mùi và các hoá chất độc hại khác hay có trong xịt chống muỗi và côn trùng.
Tóm lại, DEET là chất chống muỗi cực kì độc hại. Bạn không nên sử dụng chai xịt đuổi muỗi chứa DEET. Thay vào đó, bạn nên sử dụng Heroh của Ecoair Việt Nam để xua đuổi muỗi hiệu quả và an toàn.