Bệnh viêm não Nhật Bản: triệu chứng và cách phòng tránh
Viêm não Nhật Bản có chữa được không? Viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản? Viêm não Nhật Bản do đâu? Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? Đây là thắc mắc của nhiều người về căn bệnh truyền nhiễm này. Ở bài viết dưới đây, Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc đó. Đồng thời hướng dẫn bạn cách phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho hệ thần kinh trung ương ở cả trẻ em và người lớn. Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn khi gây tàn phế, khiến người bệnh mất khả năng lao động.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bệnh virus Zika là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Viêm não Nhật Bản xảy ra phổ biến ở đâu?
Ở nước ta, viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh xảy ra trên khắp cả nước. Phần lớn ổ dịch tập trung nhiều ở vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với nuôi lợn hoặc vùng trung du trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn. Muỗi Culex lây lan mầm bệnh xuất hiện nhiều ở các vùng đồng bằng và trung du. Loài muỗi này sinh sản mạnh nhất vào mùa hè và hoạt động mạnh vào buổi tối.
Theo giám sát dịch tễ, viêm não Nhật Bản phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm. Đúng vào mùa muỗi hoạt động nhiều và là mùa chim đến ăn quả chín.
Viêm não Nhật Bản do đâu?
Bệnh do một loại virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm B gây ra. Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? Vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, khi các nhà khoa học Nhật Bản phân lập được virus này vào năm 1935 đã đặt tên bệnh là viêm não Nhật Bản.
Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus thuộc họ flavivirus có liên quan đến các bệnh do muỗi lây truyền khác như sốt xuất huyết, sốt vàng da, nhiễm virus West Nile.
Động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như trâu, lợn, bò, ngựa,…và chim hoang dã. Muỗi sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh sẽ bị nhiễm virus. Sau đó, muỗi nhiễm bệnh tiếp tục đi cắn đốt người và truyền bệnh cho người qua vết đốt.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bệnh sốt rét: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản
Ba triệu chứng điển hình nhất của viêm não Nhật Bản là sốt cao, co giật, hôn mê. Điều nguy hiểm là những dấu hiệu này chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã muộn. Vì “Có những trường hợp viêm não ác tính chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não”.
Viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không? Khi bị virus JEV xâm nhập vào cơ thể, não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tổn thương tuỳ theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của viêm não Nhật Bản là từ 5 – 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Người bệnh không có triệu chứng rõ rệt của bệnh trong giai đoạn này.
Giai đoạn khởi phát
Sau giai đoạn ủ bệnh, virus JEV vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não với triệu chứng khởi phát là đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu như đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 – 2 ngày đầu, người bệnh có thể gặp triệu chứng như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng,…
Ở trẻ nhỏ, triệu chứng viêm não Nhật Bản là đau bụng, tiêu chảy, nôn giống như ngộ độc thức ăn.
Giai đoạn toàn phát
Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày 6 – 7, triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản bước vào giai đoạn toàn phát. Lúc này, người bệnh dễ bị tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú.
Sang ngày thứ 3 – 4 của bệnh, các triệu chứng của bệnh không giảm mà diễn biến nặng hơn. Người bệnh từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến người bệnh nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi. Ở một số người bệnh còn có trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế.
Giai đoạn lui bệnh
Từ ngày thứ 8 trở đi, nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không bị bội nhiễm. Các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng suốt đời như: điếc, liệt chi,…ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bệnh viêm não Nhật Bản có lây không?
Viêm não Nhật Bản có lây không? Lây qua đường nào? Viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi Culex nhiễm bệnh cắn đốt. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Dùng chung đồ, ăn uống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Những ai dễ bị viêm não Nhật Bản?
Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ từ 5 – 9 tuổi. Theo thống kê, trẻ từ 0 đến 14 tuổi chiếm 75% các trường hợp tử vong.
Người lớn cũng có thể mắc bệnh và dẫn đến biến chứng nếu chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa. Hoặc có thể bị nhiễm virus khi lao động, du lịch, công tác ở những vùng đang bùng phát dịch bệnh viêm não Nhật Bản.
Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Đặc biệt, khi trẻ em mắc viêm não Nhật Bản thì lượng virus chủ yếu tập trung ở não và gây tổn thương các tế bào thần kinh. Vì thế nên việc điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong và di chứng để lại rất cao.
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao từ 25 – 35%. Bệnh cũng để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn như động kinh, giảm học lực, chậm phát triển trí tuệ, liệt, thất ngôn,… Các di chứng thần kinh kể trên chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Viêm não Nhật Bản có chữa được không?
ĐƯỢC. Mặc dù viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể được chữa khỏi và ngăn ngừa các di chứng khi được phát hiện và điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị.
Vì các triệu chứng khởi phát của viêm não Nhật Bản rất dễ bị nhầm với các bệnh lý viêm não – viêm màng não khác. Nên khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần chú ý phát hiện sớm. Đồng thời theo dõi sát sao các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn khan, nôn không liên quan đến ăn uống, trẻ chậm chạp, quấy khóc, rối loạn ý thức,…thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Tránh để lâu có thể khiến trẻ gặp tiên lượng xấu như hôn mê, co giật, liệt tay, liệt chân,…
Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Chủ động phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để tránh bị viêm não Nhật Bản.
- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và tuân thủ đúng lịch. Viêm não Nhật Bản tiêm khi nào? Việc tiêm vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi sinh sôi của muỗi. Nếu có thể, bạn nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi trẻ em vui chơi, sinh hoạt.
- Khơi thông cống rãnh, loại bỏ ao tù, nước đọng xung quanh nhà.
- Sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để ngăn muỗi cắn đốt. Bạn chỉ cần xịt Heroh vào không gian phòng, xịt lên quần áo, chăn màn, đồ vật, da chân, da tay,…sẽ có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Đặc biệt, Heroh là xịt chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, bà bầu, người nhạy cảm,… Vì sản phẩm được Quacert kiểm định không chứa DEET và hoá chất độc hại cho sức khoẻ.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh viêm não Nhật Bản. Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn và người nhà nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm bệnh.
Bạn có thể quan tâm: