Muỗi Anophen là muỗi gì? Khác muỗi vằn như thế nào?
Trong số các loài muỗi truyền bệnh, muỗi Anophen được xem là loài muỗi đặc biệt nguy hiểm. Vậy muỗi Anophen là muỗi gì? Muỗi Anophen gây bệnh gì? Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Muỗi Anophen là muỗi gì?
Muỗi Anophen là loài muỗi thuộc họ Culicidae. Đây là loài muỗi truyền bệnh sốt rét.
Khi muỗi Anophen hút máu từ một người bị nhiễm sốt rét, ký sinh trùng Plasmodium được hút lên và phát triển trong cơ thể của muỗi. Con muỗi nhiễm bệnh đốt người khác sẽ truyền ký sinh trùng Plasmodium từ muỗi sang người, khiến người đó mắc bệnh sốt rét.
Đặc điểm của muỗi gây bệnh sốt rét
Muỗi Anophen có kích thước nhỏ, trên cánh của chúng có các vẩy đen trắng, bụng thường nghiêng lên trên. Chiều dài thân muỗi Anophen tương đương với chiều dài của vòi. Theo nghiên cứu, có khoảng 460 loài muỗi Anophen khác nhau nhưng chỉ có khoảng 60 loài gây bệnh sốt rét.
Không phải tất cả muỗi anophen đều hút máu người. Mà chỉ có muỗi cái mới hút máu người để phục vụ cho việc sinh sản. Còn muỗi đực lại hút nhựa cây. Sau khi hút máu người xong, muỗi cái thường ở trong nhà vài giờ trước khi trở về nơi trú ngụ của chúng. Chúng sẽ tìm đến những nơi ẩm thấp như các vùng nước ngọt và nhiệt đới ẩm để ẩn nấp và sinh sản.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Cách diệt muỗi anophen tận gốc bạn cần biết
Sự khác nhau giữa muỗi vằn và muỗi Anophen
Muỗi Anophen khác với muỗi Aedes aegypti gây sốt xuất huyết. Muỗi anophen trưởng thành thường có màu đen hoặc nâu sẫm. Khi nghỉ ngơi, bụng của chúng thường hướng lên chứ không hướng xuống dưới. Phía trên cánh của muỗi Anophen có các vảy màu đen trắng. Trong khi muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti có đốm trắng ở thân và chân.
Thời gian hoạt động của muỗi Anophen cũng khác so với muỗi sốt xuất huyết. Muỗi Anophen hoạt động mạnh từ lúc mặt trời bắt đầu lặn cho đến khi mặt trời mọc. Còn muỗi Aedes aegypti hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, khoảng hai giờ sau khi mặt trời mọc và vài giờ trước khi mặt trời lặn.
Về môi trường sinh sống, muỗi gây sốt xuất huyết thường trú ngụ trong nhà. Nhất là những nơi tối tăm như xó nhà, khe tủ, chăn màn, gầm giường,… Chúng sinh sản trong các ao hồ, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước như bể nước, lu, vại, chum, giếng, lọ cắm hoa,… Muỗi gây sốt xuất huyết tấn công từ bên dưới hoặc phía sau, từ bên dưới bàn hoặc ghế và chủ yếu đốt ở bàn chân và mắt cá chân.
Muỗi Anophen gây bệnh gì?
Khi bị muỗi Anophen đốt, bạn sẽ thấy ngứa và khó chịu do phản ứng của cơ thể với nước bọt của muỗi. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên gãi vì có thể gây xước da và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
*Để làm dịu vết sưng ngứa nhanh chóng, bạn chỉ cần bôi xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh trực tiếp lên vết đốt. Vì trong Heroh có chứa nhiều thành phần thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn – kháng viêm hiệu quả. Ví dụ như vitamin E, chiết xuất nha đam, tinh dầu lavender,…
Quay trở lại với câu hỏi muỗi Anophen gây bệnh gì? Muỗi Anophen truyền nhiễm bệnh sốt rét. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hàng trăm triệu ca mắc sốt rét với tỷ lệ tử vong cao tại các nước châu Phi và châu Mỹ.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 10 bệnh do muỗi lây truyền qua vết cắn đốt
Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét
Sau khi bị muỗi Anophen cắn khoảng 10 – 15 ngày, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt rét như:
- Ớn lạnh, hấp nóng, đổ mồ hôi;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Sốt cao;
- Đau đầu;
- Tiêu chảy;
- Thiếu máu;
- Đau cơ;
- Co giật;
- Hôn mê.
Cơn sốt rét sẽ trải qua 3 giai đoạn là sốt cao, rét run và mồ hôi, với các chu kỳ và mức độ khác nhau. Khi được điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Nhưng nếu chậm trễ, bệnh sốt rét có thể diễn biến rất nhanh và gây tử vong chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, nhất là ở trẻ em. Một số trường hợp trẻ em bị sốt rét ở thể nặng có thể bị suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, động kinh.
Cách phòng tránh muỗi Anophen cắn đốt gây bệnh sốt rét
Để ngăn ngừa nguy cơ muỗi Anophen cắn đốt truyền nhiễm bệnh sốt rét, bạn hãy lưu ý áp dụng những biện pháp sau:
- Đổ hết nước trong các dụng cụ chứa nước không sử dụng và đậy kín để ngăn muỗi Anophen đẻ trứng và sinh sản.
- Thả cá bảy màu, cá lia thia,…trong bể cá cảnh, chậu sen, hòn non bộ,…để diệt ấu trùng muỗi.
- Sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh xịt vào không gian nhà, đồ vật, quần áo, da chân, da tay,…để ngăn muỗi lại gần cắn đốt. Bạn nên sử dụng Heroh để chống muỗi, bởi sản phẩm đã được Quacert kiểm định không chứa DEET và hoá chất độc hại.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về muỗi Anophen, cách chúng truyền bệnh sốt rét và cách ngăn ngừa muỗi cắn đốt gây bệnh. Bạn hãy áp dụng những cách đuổi muỗi được Ecoair Việt Nam gợi ý phía trên để phòng ngừa muỗi cắn đốt truyền bệnh nhé!
>>> Bạn sẽ quan tâm: