Chống muỗi cho bé, cách mẹ làm có an toàn?

Mẹ ý thức được tầm quan trọng của việc chống muỗi cho bé để bảo vệ sức khoẻ của con. Nhưng liệu cách chống muỗi mẹ đang áp dụng có thực sự an toàn cho con hay không? Hay là biện pháp đó đang âm thầm gây hại cho con mỗi ngày? 

Đánh giá mức độ lành tính của những cách chống muỗi cho bé hiện nay

Hầu hết các mẹ đang áp dụng một số cách chống muỗi cho bé dưới đây. 

Dùng nhang muỗi để chống muỗi cho bé 

Nhang muỗi rất độc với người ngửi hoặc tiếp xúc thường xuyên

Ưu điểm của nhang muỗi là có thể tác động đến mọi ngóc ngách trong nhà, khiến cho muỗi không dám lại gần. 

Hiện nay có 2 loại nhang muỗi phổ biến. Loại thứ nhất là nhang muỗi làm từ mùn cưa hoặc bột gỗ tự nhiên. Được bổ sung thêm mùi hương có tác dụng đuổi muỗi. Một loại khác là vẫn sử dụng nhang muỗi đó nhưng được ngâm hóa chất H3PO4. Trong khi đây là hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp và niêm mạc mắt khi ngửi hoặc tiếp xúc. 

Hơn nữa, đa số hương liệu làm nhang muỗi đều có benzen. Khi được đốt cháy sẽ kích thích bề mặt đường hô hấp, dẫn đến viêm đường hô hấp. Ngoài ra, một số nhang muỗi còn chứa S-2. Đây là chất độc mà khi bị đốt cháy, nó sẽ phát tán một loại ethe gây nguy cơ ung thư. 

Theo đánh giá từ các chuyên gia, đốt nhang muỗi kém chất lượng còn nguy hiểm hơn hút thuốc và hít khói thuốc thường xuyên. Do đó, nếu mẹ vẫn đang sử dụng nhang muỗi để chống muỗi cho bé hoặc cho gia đình thì nên dừng lại ngay nhé. 

Phun thuốc diệt muỗi

Phun thuốc diệt muỗi hiệu quả cao nhưng độc hại nếu không cẩn thận

Thuốc phun muỗi được sử dụng phổ biến hiện nay thuộc nhóm có gốc Pyrethrine. Ưu điểm của thuốc phun muỗi chính là có tác dụng diệt muỗi hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm chính là sau khi phun thuốc muỗi, bạn cần đợi ít nhất một tiếng mới nên vào nhà để đảm bảo an toàn. Với những gia đình có trẻ nhỏ dễ bị kích ứng và người bệnh hô hấp, cần đợi khoảng hai đến ba tiếng sau khi phun thuốc diệt muỗi mới nên vào nhà.

Bởi các thuốc nhóm gốc Pyrethroids có thể gây ngộ độc cấp tính. Nếu con người hít vào một lượng thuốc lớn (từ 30ml trở lên) trong thời gian dài. Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương và giảm tri giác, gây đỏ, ngứa,…

Do đó, nếu bạn muốn phun thuốc diệt muỗi thì cần hiểu rõ về thuốc, liều lượng, mức độ cần phun. Đồng thời trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ để phòng ngừa độc khi phun. Tuyệt đối không nên tự phun các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chỉ nên sử dụng loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đặc biệt, cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xịt chống muỗi cho bé hàng ngày

Không giống như phun thuốc diệt muỗi, chỉ phun vào thời điểm có dịch hoặc phun vài lần trong năm. Xịt chống muỗi được thiết kế sử dụng hằng ngày hiện nay có hai loại. 

Chọn xịt chống muỗi cho bé phải đáp ứng cả hai tiêu chí là hiệu quả và an toàn tuyệt đối

Loại thứ nhất chứa thành phần hoá học với nồng độ nằm trong ngưỡng an toàn cho sức khỏe. Phổ biến nhất là DEET. Ưu điểm của loại này là tác dụng chống muỗi nhanh, lâu dài. Nhưng nhược điểm chính là khá độc hại khi sử dụng không đúng cách. Đặc biệt không phù hợp sử dụng cho những đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, trẻ nhỏ. 

Loại thứ hai là xịt chống muỗi thiên nhiên. Với thành phần chống muỗi là những tinh chất tự nhiên có tác dụng chống muỗi và côn trùng. Ưu điểm chính là mức độ an toàn cao hơn so với loại từ hoá chất. Nhưng nhược điểm chính là có thể khả năng chống muỗi không cao. Hơn nữa, không phải thành phần tự nhiên nào cũng an toàn và phù hợp dùng cho mẹ bầu, trẻ nhỏ.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại xịt chống muỗi, kem bôi chống muỗi khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chưa được kiểm định về độ an toàn. Mẹ rất khó để lựa chọn được sản phẩm thực sự tốt để an tâm dùng cho con. 

Những thành phần độc hại thường có trong xịt chống muỗi

Đó chính là DEET, Cyfluthrin, Permethrin,…Đặc biệt, >90% xịt chống muỗi trên thị trường hiện nay có chứa DEET. 

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không dùng xịt muỗi chứa DEET cho trẻ dưới 2 tuổi. Hạn chế sử dụng cho trẻ từ 2-12 tuổi và chỉ dùng với nồng độ nhỏ hơn 10%. Nếu sử dụng DEET với liều lượng quá mức cho phép. Sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với cả trẻ em và người lớn. Các tác động có thể kể đến như phồng rộp, kích ứng da, co giật, mất trí nhớ, nhức đầu, cứng khớp, khó thở,… Thậm chí, nếu nhiễm độc ở hệ thần kinh. Còn có thể dẫn đến các vấn đề về sinh lý và hành vi. Đặc biệt với các kỹ năng vận động, rối loạn chức năng học tập và trí nhớ.

Vậy tốt nhất, mẹ nên dùng loại xịt chống muỗi nào cho bé? Câu trả lời chính là nên dùng xịt chống muỗi thiên nhiên và đã được kiểm định an toàn. 

Ưu tiên chọn xịt chống muỗi từ thiên nhiên để sử dụng cho bé

Một gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ chính là xịt chống muỗi Heroh của Ecoair Việt Nam. Đây là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam chống muỗi bằng Citriodiol (PMD).

Xịt chống muỗi cho bé được các mẹ tin dùng

Citriodiol (PMD) là hoạt chất chiết xuất từ tinh dầu bạch đàn chanh. Đây là tinh chất tự nhiên có tác dụng chống muỗi và côn trùng tốt nhất hành tinh. Hiệu quả chống muỗi và tính an toàn của Citriodiol đã được các Tổ chức Y tế Quốc tế công nhận. So với Citriodiol thì các loại tinh dầu như bạc hà, quế, tràm,…vẫn là ’em út’ trong năng lực diệt muỗi và chống muỗi.

Ngoài ra, xịt chống muỗi Heroh còn chứa hàng loạt các thành phần chống muỗi hiệu quả đầu bảng trong tự nhiên khác. Đó là dầu NEEM, tinh dầu sả Java, tinh dầu Lavender, tinh dầu Cúc La Mã, An Tức Hương,…

Kiểm định an toàn cho thấy, xịt chống muỗi Heroh không chứa DEET, Cyfluthrin, Permethrin và các hóa chất độc hại khác. 

Sử dụng biện pháp chống muỗi cho bé hằng ngày là việc quan trọng. Nhưng điều còn quan trọng hơn thế là mẹ cần sử dụng đúng cách, đúng sản phẩm an toàn, để tránh gây hại cho con. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp ích nhiều cho mẹ, giúp mẹ biết cách chọn sản phẩm xịt chống muỗi lành tính để yên tâm dùng cho bé và cho cả gia đình. Mẹ cần biết thêm các biện pháp chống muỗi và côn trùng từ thiên nhiên, liên hệ với Ecoair Việt Nam để được tư vấn trực tiếp nhé!

Similar Posts