Bệnh sốt rét: triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh nguy hiểm do muỗi lây truyền. Ở bài viết dưới đây, Ecoair Việt Nam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh truyền nhiễm này. Từ đó giúp bạn hiểu rõ về sốt rét và biết cách phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh sốt rét là gì?
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Bệnh có các triệu chứng là đau đầu, sốt, lạnh run. Bệnh rất dễ tử vong. Người mắc bệnh sốt rét sau 10 – 15 ngày bị muỗi Anophen đốt.
Các con đường lây truyền bệnh sốt rét:
- Truyền máu.
- Mẹ sang con.
- Dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét.
- Bị muỗi đốt.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Sốt vàng da là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa
Triệu chứng sốt rét
Bệnh nhân mắc sốt rét có thể chỉ có các triệu chứng sốt rét thông thường. Nhưng cũng có khi xuất hiện các dấu hiệu sốt rét ác tính. Điều này phụ thuộc vào loài ký sinh trùng truyền bệnh.
Các triệu chứng sốt rét thông thường
Người bệnh sốt rét sẽ có những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, ho, mệt mỏi, đau cơ khớp, tiêu chảy. Thông thường thì những triệu chứng ban đầu này không đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Biểu hiện bệnh cũng khác nhau tuỳ vào cơ địa của mỗi người.
Nếu sốt điển hình, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn là rét run – sốt – vã mồ hôi.
Nếu sốt không điển hình, người bệnh có những dấu hiệu chung như: sốt không thành cơn hoặc sốt liên tục, ớn lạnh, rét, nổi da gà. Ở một số trường hợp, người mắc bệnh sẽ bị phình to lách, gan to, cơ thể xanh xao, suy nhược, thiếu máu.
Các triệu chứng sốt rét ác tính
Sốt rét ác tính là sốt rét nguy kịch, do ký sinh trùng P. falciparum gây ra.
Bệnh gây tắc nghẽn các mao mạch nhỏ, từ đó dẫn đến rối loạn tuần hoàn, giảm tưới máu đến các cơ quan và gây tổn thương não. Người bệnh có biến chứng rất nguy hiểm tới tính mạng. Các biểu hiện là sốt cao liên tục; rối loạn ý thức như mơ sảng, nói lẩm bẩm, ngủ li bì; rối loạn tiêu hóa như ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng; đau đầu dữ dội, lờ đờ, da tái xanh,… Ngoài ra, người bệnh còn bị thiếu máu nặng, suy thận, phù phổi cấp, hạ đường huyết, sốc, xuất huyết, co giật toàn thân, vàng da, sốt cao,… Khi bị sốt rét ác tính, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ tử vong.
>>> Bạn sẽ quan tâm: Sốt xuất huyết, triệu chứng và cách phòng bệnh
Nguyên nhân bệnh sốt rét
Có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người bao gồm: 2 loài nguy hiểm nhất là P.vivax và P.falciparum; 2 loài ít nguy hiểm hơn là P.malariae và P.ovale; cuối cùng là P. knowlesi. Ở Việt Nam có 3 loài là P. falciparum, P.vivax và P.malariae. Những ký sinh trùng này truyền bệnh qua muỗi Anophen (Anopheles).
Ai có nguy cơ bị bệnh sốt rét?
Bệnh sốt rét chủ yếu xảy ra ở vùng rừng núi. Ở những nơi người dân làm nương rẫy, trồng cao su,… Hoặc đi du lịch đến vùng đang có dịch sốt rét.
Người bệnh được xác định là nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét khi xét nghiệm máu có kết quả dương tính.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét bao gồm:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Dù hiếm gặp nhưng có một số trường hợp sốt rét bẩm sinh, xuất hiện ngay sau khi trẻ chào đời. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như trẻ quấy khóc, sốt, vàng da, gan lách to. Trẻ trên 6 tháng tuổi khi bị sốt rét sẽ bị sốt cao liên tục, nôn, tiêu chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu viêm màng não, co giật, tỷ lệ tử vong cao. Bạn tham khảo: Xịt chống muỗi an toàn cho bé sơ sinh từ 3 tháng tuổi
- Người cao tuổi.
- Bà bầu. Bạn tham khảo: Cách đuổi muỗi an toàn cho bà bầu, không dùng hoá chất
Cách phòng tránh bệnh sốt rét hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh sốt rét đơn giản mà bạn và người nhà nên chủ động thực hiện.
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà để hạn chế muỗi sinh sôi phát triển.
- Sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để xua đuổi muỗi, ngăn muỗi cắn đốt. Bạn có thể xịt Heroh vào không gian nhà cửa hoặc xịt lên quần áo, mũ nón, da chân, da tay khi đi ra ngoài. Đây là cách đuổi muỗi tự nhiên, phù hợp với những ai đang tìm cách chống muỗi an toàn. Nhất là gia đình có bà bầu, trẻ nhỏ, người già,…
- Ở vùng núi, có thể áp dụng cách tẩm màn chống muỗi hoặc phun thuốc diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.
- Chú ý an toàn trong hoạt động truyền máu. Nhất là với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về bệnh sốt rét. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy tham khảo và áp dụng những cách đuổi muỗi phía trên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhé!
Bạn sẽ quan tâm: