Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào?
Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào? Vì sao có một số bệnh nhân khoẻ rồi lại tử vong? Bài viết dưới đây Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp nguyên nhân cho bạn. Để bạn biết cách phòng tránh tình huống nguy hiểm này.
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào? Trước khi tìm hiểu nguyên nhân sốt xuất huyết gây tử vong, bạn cần biết một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn ra từ nhẹ đến nặng. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 4 – 10 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên khá khó nhận biết bệnh.
Thời gian đầu mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như sốt cao trên 39 độ từ 2 – 7 ngày, buồn nôn, ăn kém, phát ban đỏ, chấm xuất huyết nhỏ trên da, đau đầu, đau hai hốc mắt,…
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, cơn sốt sẽ giảm dần. Nhưng bệnh nhân sẽ xuất hiện nguy cơ biến chứng. Như tiểu cầu máu ngoại biên giảm, tính thấm thành mạch máu tăng gây cô đặc máu, thoát dịch, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, tử vong.
Từ ngày thứ 7 trở đi, người bệnh sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Các triệu chứng sốt, phát ban đỏ,…sẽ hết dần. Nhưng 1 – 2 tuần sau đó người bệnh vẫn còn thấy mệt mỏi trong người.
>>>Bạn sẽ quan tâm: Sốt xuất huyết, triệu chứng và cách phòng bệnh
Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng. Thậm chí, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng. Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem xét cụ thể các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Sốc sốt xuất huyết
Sốc sốt xuất huyết hay sốc Dengue là một biến chứng nghiêm trọng hàng đầu của bệnh sốt xuất huyết. Khi xảy ra biến chứng này, bệnh nhân bị suy tuần hoàn cấp tính do huyết tượng bị rò rỉ lượng lớn ra ngoài lòng mạch. Thêm vào đó, người bệnh còn có thể bị thoát dịch nhiều dẫn đến giảm thể tích máu và hạ huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị suy đa tạng và tử vong. Bạn sẽ quan tâm: Nguyên nhân chảy máu khi bị sốt xuất huyết, cách xử lý
Xuất huyết nội tạng
Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm khác của bệnh sốt xuất huyết. Khi các mao mạch bị tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến những cơ quan như não, ruột, gan, thận xuất huyết. Biểu hiện cụ thể của người bệnh là đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đại tiện ra máu, suy thận. Người bệnh cũng dễ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm não
Biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Virus Dengue tấn công, gây viêm não khiến bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau đầu dữ dội, mất ý thức, co giật, tổn thương não vĩnh viễn. Thậm chí có thể gây tử vong.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 16 cách đuổi muỗi hiệu quả bạn nên áp dụng
Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết khỏe rồi tử vong?
Đã có một số trường hợp sốt xuất huyết đã khỏe lại nhưng vẫn tử vong. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy hoang mang.
Từ ngày thứ 7 trở đi, cơ thể người bệnh sẽ dần hồi phục. Triệu chứng sốt cao giảm dần nên nhiều người bệnh chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, lúc này, quá trình thoát mạch diễn ra mạnh mẽ khiến cơ thể bệnh nhân bị suy giảm thể tích tuần hoàn. Điều này gây sốc do cơ thể bị mất nước. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều bệnh nhân bị tử vong chỉ trong vài giờ.
Ngoài ra, khi bị sốt xuất huyết ở thể nặng. Tiểu cầu giảm sẽ gây chảy máu não, xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hoá,… Từ đó khiến tim, gan hoặc phổi bị ảnh hưởng. Cũng trong lúc này, huyết áp của người bệnh có thể tụt xuống mức báo động, gây sốc và tử vong.
Một nguyên nhân khác sốt xuất huyết khoẻ rồi tử vong là do biến chứng suy đa tạng. Các biểu hiện cụ thể là viêm gan, viêm cơ tim, viêm não, phù phổi cấp,… Người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được lọc máu cấp cứu ngay.
Tình trạng tăng tính thấm thành mạch khiến máu bị cô đặc và thoát dịch cũng là nguyên nhân khiến người bệnh sốt xuất huyết bị tử vong. Điều nguy hiểm là biến chứng này rất khó nhận biết. Có nhiều trường hợp đến khi bị sốc mới phát hiện ra nên không thể cấp cứu kịp thời.
Những biểu hiện nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần chú ý
Bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng thường tiến triển khá nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi sát sao các triệu chứng báo động để cấp cứu kịp thời. Cụ thể, người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu bệnh trở nặng và dấu hiệu bệnh sắp khỏi sau đây.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết trở nặng
Để tránh bị rơi vào tình huống nguy hiểm. Cả bệnh nhân và người chăm bệnh nên nhận biết rõ những dấu hiệu bệnh trở nặng này:
- Xuất hiện nhiều chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, xuất huyết âm đạo,…
- Nôn nhiều, tần suất hơn 4 lần trong 2 giờ đồng hồ;
- Khó thở, tay chân lạnh, người tím tái;
- Cơ thể đau nhức, mệt mỏi;
- Rối loạn ý thức, co giật;
- Có thể xuất hiện hạch ở cổ, đau bụng vùng gan.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết sắp khỏi
Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 24 – 48 giờ, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Người bệnh sốt xuất huyết cần biết rằng, cơn sốt giảm dần không có nghĩa là khỏi bệnh.
Dưới đây là những dấu hiệu cho biết bệnh nhân sắp khỏi bệnh:
- Tần suất đi tiểu tiện và đại tiện nhiều hơn;
- Không còn xuất huyết dưới da;
- Từ ngày thứ 7 trở đi, triệu chứng mẩn ngứa xuất hiện;
- Người bệnh cảm thấy đỡ mệt và thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Sau khi cắt cơn sốt, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được theo dõi chặt chẽ thêm khoảng 1 tuần nữa. Để theo dõi sát sao những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra với cơ thể.
Tỷ lệ tử vong sốt xuất huyết có cao không?
Tỷ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh, chất lượng chăm sóc y tế. Thống kê dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các biến chứng dẫn đến tử vong của bệnh sốt xuất huyết:
- Sốt xuất huyết không xảy ra biến chứng có tỷ lệ tử vong không đáng kể (1 – 5%) nếu người bệnh được chăm sóc kịp thời và đúng cách. Nhưng nếu không được điều trị thì tỷ lệ tử vong có thể tăng lên 20%.
- Sốt xuất huyết xảy ra biến chứng sốc có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40 – 50% nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ giảm xuống dưới 1 – 2%.
*Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng ngừa. Do đó, cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là chống muỗi, ngăn muỗi cắn đốt lây bệnh. Bạn nên sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để xua đuổi muỗi, ngăn muỗi lại gần cắn đốt. Tỷ lệ cao thành phần PMD trong Heroh được các Tổ chức Y tế Quốc tế và CDC khuyên dùng vì có khả năng chống muỗi trong phạm vi rộng mà không gây độc hại cho sức khoẻ. Hơn nữa, PMD chống muỗi hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với các tinh dầu tự nhiên như bạc hà, quế, sả,…
>>> Bạn sẽ quan tâm: Sốt xuất huyết có lây không? Lây khi nào?
Cách giảm nguy cơ tử vong khi mắc sốt xuất huyết
Chìa khoá để giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Cụ thể, người bệnh và người chăm bệnh cần thực hiện những việc quan trọng dưới đây:
- Nhận biết nhanh các triệu chứng sốt xuất huyết để đi khám bác sĩ và được chẩn đoán bệnh kịp thời.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt mà chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì aspirin và ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
- Giám sát chặt chẽ bệnh nhân sốt xuất huyết nặng để phát hiện kịp thời các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, sốt xuất huyết, xuất huyết não,…
- Truyền dịch và điều chỉnh huyết áp để ngăn ngừa sốc và duy trì tuần hoàn.
- Nhập viện ngay lập tức khi có các dấu hiệu xuất huyết nặng như chảy máu trong, giảm tiểu cầu nhanh, giảm huyết áp đột ngột,…
- Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc vận động mạnh. Bạn sẽ quan tâm: Sốt xuất huyết cần kiêng gì, ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
- Bệnh nhân không tự ý tắm gội, chơi thể thao hoặc làm việc nặng khi thấy các triệu chứng bệnh đã giảm. Bạn chỉ nên trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường khi có lời khuyên của bác sĩ.
Sốt xuất huyết gây tử vong thế nào? Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã giải đáp cho bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách ngăn ngừa các biến chứng nặng khi mắc sốt xuất huyết.