Cách tẩm màn chống muỗi phòng bệnh, lưu ý an toàn
Bài viết này Ecoair Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn cách tẩm màn chống muỗi. Tuy tẩm màn chống muỗi là cách diệt muỗi rất hiệu quả. Nhưng nếu làm sai cách, bạn có thể bị ngộ độc do hóa chất gây ra.
Nguyên lý của cách tẩm màn chống muỗi
Cách tẩm màn chống muỗi giúp ngăn muỗi khi chúng trên đường bay vào đốt người. Muỗi sau khi tiếp xúc với màn tẩm hóa chất có thể bị chết nên không thể đi đốt người khác.
Vì người sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi và côn trùng hằng ngày sẽ ngủ với màn, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất. Nên các hóa chất được lựa chọn để tẩm màn đòi hỏi cao về độ an toàn. Đảm bảo không gây ra tác dụng phụ cho sức khoẻ và không có mùi khó chịu. Hầu hết các nước hiện nay sử dụng hóa chất nhóm pyrethroid để tẩm màn chống muỗi.
>>> Bạn có thể quan tâm: 16 cách đuổi muỗi hiệu quả bạn nên áp dụng
Những thứ cần chuẩn bị trước khi tẩm màn chống muỗi
Trước khi thực hiện cách tẩm màn chống muỗi, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:
- Màn. Bạn cần giặt sạch và phơi khô màn trước khi tẩm hóa chất.
- Hóa chất tẩm màn: ICON 2,5 CS hoặc Fendona 10SC.
- Ống đong thể tích 50ml và 100ml dùng để đong hóa chất.
- Ống đong thể tích 100ml dùng để đong nước.
- Chậu, xô, gáo múc nước.
- Nước sạch.
- Găng tay cao su dài và quần áo bảo hộ lao động.
- Khẩu trang, kính mắt.
Lượng hóa chất và nước cần có để pha dung dịch tẩm màn
Để tẩm 1m2 màn, 1 màn đơn 9m2, 1 màn đôi 16,5m2 màn tuyn hoặc màn bông với hóa chất ICON 2,5CS hoặc Fendona 10SC thì bạn cần lượng hóa chất và nước như sau:
Lưu ý:
- Lượng hóa chất ICON 2,5 CS hoặc Fendona 10SC cần có để tẩm một màn tuyn và một màn sợi bông có kích thước như nhau là bằng nhau. Ví dụ, bạn cần dùng 13,2ml lượng ICON 2,5CS để tẩm 1 màn tuyn đôi 16,5m2 hoặc 1 màn sợi bông đôi. Bạn cần dùng 4,2ml lượng Fendona 10SC để tẩm 1 màn tuyn đôi 16,5m2 hoặc 1 màn sợi bông đôi 16,5m2.
- Trường hợp một màn tuyn và một màn sợi bông có kích thước như nhau thì lượng nước cần dùng để pha dung dịch tẩm màn sợi bông sẽ nhiều hơn lượng nước cần dùng để pha dung dịch tẩm màn tuyn. Ví dụ cụ thể, bạn cần dùng 700ml nước để pha dung dịch tẩm cho một màn tuyn đôi 16,5m2. Nhưng cần đến 1000ml nước để pha dung dịch tẩm cho một màn sợi bông đôi 16,5m2.
- Đối với màn không có diện tích chuẩn như màn 9m2 hoặc 16,5m2, bạn lấy lượng hóa chất và lượng nước dùng cho 1m2 nhân với diện tích màn cần tẩm sẽ tính được lượng hóa chất và lượng nước cần sử dụng.
Hướng dẫn cách tẩm màn chống muỗi
Dưới đây là chi tiết cách tẩm màn chống muỗi bạn cần biết.
Cách pha dung dịch tẩm màn diệt muỗi
Trước khi đong hóa chất để pha dung dịch tẩm màn, bạn phải lắc chai hóa chất thật kỹ.
Cách pha dung dịch để tẩm 1 màn: Bạn dựa vào diện tích của màn và loại màn là màn tuyn hoặc sợi bông để tính lượng ICON 2,5CS hoặc Fendona 10SC và lượng nước cần sử dụng. Ví dụ thực tế, để tẩm một màn tuyn đơn 9m2 với hóa chất Fendona 10SC, bạn cần đong 2,3ml hóa chất cho vào 382ml nước sạch.
Cách pha dung dịch để tẩm 5 màn: Khi cần tẩm màn chống muỗi với số lượng lớn, bạn có thể pha dung dịch đủ tẩm cho 5 màn để tiết kiệm thời gian. Ví dụ, bạn cần pha dung dịch ICON 2,5CS để tẩm cho 5 màn đôi 16,5m2/màn. Bạn đong 66ml ICON 2,5CS cho vào 3,5 lít nước sạch nếu cần tẩm cho 5 màn tuyn đôi. Hoặc 5 lít nước sạch nếu cần tẩm cho 5 màn sợi bông đôi.
Cách tẩm màn chống muỗi
- Một lần chỉ tẩm một chiếc màn.
- Bạn cho màn vào chậu dung dịch hóa chất đã pha đủ để tẩm cho chiếc màn đó. Sau đó nhồi thật kỹ để dung dịch ngấm đều vào toàn bộ màn, làm sao cho lượng dung dịch tẩm trong chậu ngấm hết vào màn là được.
Cách phơi màn sau khi tẩm dung dịch diệt muỗi
- Sau khi tẩm màn xong, bạn trải màn nằm ngang trên nền nhà sạch hoặc trên thảm cỏ sạch, trên tấm nilong ở trong bóng mát.
- Không phơi màn dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên phơi màn lên dây phơi, hàng rào hoặc que phơi khi màn còn ướt đẫm, để tránh dung dịch chảy dồn xuống phía dưới màn và chảy ra khỏi màn.
Cách xử lý dụng cụ, hóa chất sau khi tẩm màn xong
Sau khi tiến hành cách tẩm màn chống muỗi, bạn cần xử lý các dụng cụ dùng để tẩm màn chống muỗi cách an toàn.
- Đậy kín chai hóa chất tẩm màn.
- Tuyệt đối không để trẻ em, vật nuôi, thú cưng đến gần nơi tẩm màn.
- Thực hiện cách tẩm màn chống muỗi ở bên ngoài nhà, tại nơi thoáng khí để tránh hít phải hơi hóa chất.
- Đeo găng tay cao su dài khi tẩm màn.
- Không sờ tay có dính hóa chất vào da, miệng, mặt.
- Không ăn, uống, hút thuốc khi đang tẩm màn.
- Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tẩm màn xong.
- Rửa sạch các dụng cụ bằng xà phòng sau khi tẩm màn. Không đổ nước rửa dụng cụ xuống hồ, ao, sông, suối vì có thể khiến cá và các sinh vật khác bị chết. Tốt nhất, bạn nên đổ nước rửa dụng cụ vào hố cách xa nguồn nước và lấp kín bằng đất.
- Thu hồi các vỏ chai đã hết hóa chất và mang về xử lý tại huyện hoặc tỉnh dưới hình thức đốt thiêu hủy hoặc chôn ở nơi thích hợp.
- Tiến hành tẩm màn ở xa nơi có ong, tằm.
- Màn sau khi tẩm cần được phơi khô rồi mới mang về nhà sử dụng.
Cách đuổi muỗi an toàn hơn cách tẩm màn chống muỗi
Tuy cách tẩm màn chống muỗi giúp diệt muỗi tận gốc nhưng lại rất độc hại cả trong quá trình tẩm và khi sử dụng màn hằng ngày. Có một cách đuổi muỗi tự nhiên hiệu quả và an toàn hơn nhiều mà bạn nên áp dụng. Đó chính là sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh.
Bạn chỉ cần xịt Heroh vào không gian, đồ vật, quần áo, chăn màn, ga giường,… Hoặc xịt trực tiếp lên da chân, da tay trước khi đi ra ngoài. Mỗi lần xịt có tác dụng đuổi muỗi từ 4 – 6 tiếng. Ngoài ra, bôi Heroh lên vết muỗi đốt còn giúp giảm sưng ngứa nhanh chóng.
Thành phần chống muỗi đặc biệt của Heroh là PMD (Citriodiol). Đây là hoạt chất chống muỗi tự nhiên duy nhất được CDC khuyên dùng trong vùng dịch bệnh. Vì có khả năng chống muỗi trong phạm vi rộng mà không gây ra tác dụng phụ cho sức khoẻ.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã hướng dẫn bạn cách tẩm màn chống muỗi và những lưu ý quan trọng khi tẩm màn. Nếu sợ hoá chất độc hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, bạn nên sử dụng xịt chống muỗi thiên nhiên Heroh để đuổi muỗi hiệu quả và an toàn.
Bạn sẽ quan tâm: