Ngộ độc thuốc diệt chuột: triệu chứng và cách xử lý
Ngộ độc thuốc diệt chuột gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Thậm chí có thể khiến con người và vật nuôi tử vong. Vậy triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột như thế nào? Cách xử lý khi bị ngộ độc thuốc chuột ra sao? Bài viết này Ecoair Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Ngộ độc thuốc diệt chuột là gì?
Ngộ độc thuốc diệt chuột là tình trạng độc tố của thuốc chuột tác động đến các cơ quan thần kinh, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa,… Hoặc gây độc như gây ung thư, đột biến, tổn thương tạng,…cho con người hoặc vật nuôi. Cụ thể:
- Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giãy giụa, ảo giác. Cuối cùng là co giật, hôn mê, đồng tử giãn.
- Tim mạch: Mạch đập nhanh, huyết áp giảm, rối loạn nhịp tim.
- Suy thận cấp: Do cơ thể bị sốc, hoại tử ống thận, tiêu cơ vân.
- Hô hấp: Cảm giác bó chặt ngực, khó thở, ho, tím, phù phổi cấp do tổn thương cơ tim, suy tim cấp; phù phổi cấp không do tim mà do tổn thương thành mạch hoặc tổn thương phổi do khí phosphine, hoặc do cả hai nguyên nhân này; ARDS; chảy máu phổi.
- Huyết học: Tan máu.
- Tiêu hóa: Đau rát miệng, họng, thực quản và dạ dày; nôn, nôn ra máu; đi ngoài phân lỏng và có thể kèm theo máu.
- Da, niêm mạc: Khi chất độc tiếp xúc qua da sẽ gây kích ứng tại chỗ.
Triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột
Tuỳ vào bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột nào mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
Ngộ độc thuốc chuột Thallium
Thallium là bột không mùi, không vị, thường được hấp thụ qua da hoặc đường hô hấp. Tiếp xúc với Thallium ở mức độ cao dễ dẫn đến nhiễm độc cấp tính. Gồm các triệu chứng sau:
- Viêm ruột cấp tính trong vòng 48 giờ.
- Rối loạn chức năng thần kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, động kinh.
- Rụng tóc.
- Tăng sắc tố da.
Khi tiếp xúc với thallium ở nồng độ thấp trong thời gian dài, dễ gây ra nhiễm độc mãn tính với các triệu chứng như:
- Run, mất điều hòa, yếu cơ.
- Loạn thị.
- Liệt dây thần kinh số 7 với biểu hiện là liệt nửa mặt, méo miệng.
- Giảm thị lực.
>>>Bạn có thể quan tâm: Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc diệt chuột để tránh ngộ độc
Ngộ độc thuốc diệt chuột Natri fluoroacetat (Hợp chất 1080) và fluoroacetamid (Hợp chất 1081)
Đây là loại hóa chất diệt chuột nhập lậu từ Trung Quốc sang, được bắt đầu sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1990.
SMFA ở dạng bột màu trắng không mùi, không vị. Sau từ 30 phút đến 20 giờ khi ăn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nếu không được điều trị khẩn cấp và tích cực, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị co giật, suy hô hấp, tiêu cơ vân, suy thận, suy tim cấp,…và tử vong.
>>>Bạn có thể cần biết: Chuột gây ra bệnh gì? Các bệnh lây truyền từ chuột
Ngộ độc thuốc chuột Strychnin
Strychnin ở dạng viên nén màu hồng. Khi hòa tan trong nước sẽ trở thành bột không màu, không mùi, có vị đắng. Từ 10 – 20 phút sau khi nhiễm độc Strychnin, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Co thắt cơ bắp không kiểm soát.
- Cứng hàm.
- Co cứng hàm mặt tạo nét cười gượng gạo.
- Đầu và cột sống ưỡn cong ra sau.
- Tiêu cơ vân.
- Nhiễm toan lactic.
- Tăng thân nhiệt ác tính.
Ngộ độc thuốc chuột Phosphua kẽm, phosphua nhôm
Phosphua kẽm là chất ăn mòn da và niêm mạc mạnh. Hít phải chất này dễ gây phù phổi cấp. Hoá chất này gây ngộ độc và tử vong nếu phosphua kẽm 20 – 40mg/kg đường uống, phosphua nhôm ≥ 0,5g.
Nếu không được cấp cứu khẩn trương và điều trị tích cực, người bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục. Với các triệu chứng là suy hô hấp, xuất huyết nặng, nhiễm toan, tổn thương nhiều cơ quan và tử vong chỉ trong vài ngày.
Ngộ độc thuốc diệt chuột phốt pho (P)
Phốt pho có mùi tỏi và phát sáng khi tiếp xúc với oxi. Nó tồn tại ở 2 dạng là phốt pho đỏ và trắng (vàng). Phốt pho trắng là nguyên tố được sử dụng trong thuốc diệt chuột. Nhiễm độc thuốc diệt chuột từ phốt pho sẽ gây ra các tình trạng như:
- Viêm dạ dày cấp tính.
- Bỏng da hoặc niêm mạc.
- Nôn hoặc phân phát quang (phân bốc khói).
- Loạn nhịp tim.
- Nhiễm độc gan.
- Suy thận.
Ngộ độc thạch tín
Asen hay thạch tín là hợp chất vô cơ có độc tính cao. Khi nuốt phải một lượng thạch tín đáng kể, hơi thở của bệnh nhân sẽ phát ra mùi tỏi. Sau 1 – 3 giờ nhiễm độc thạch tín, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy ra máu.
- Trong miệng có mùi tỏi.
- Huyết áp thấp.
- Mê sảng, co giật, hôn mê.
- Tổn thương thận.
Ngộ độc thuốc chuột bari cacbonat (BaCO2)
BaCO2 dễ hòa tan trong nước và có độc tính cao. Khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột có chứa bari cacbonat, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Viêm dạ dày ruột.
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn nhịp tim.
- Hụt hơi.
- Liệt cơ.
Ngộ độc thuốc diệt chuột Tetramethylene Disulfotetramine (TETS, Tetramine)
Loại thuốc diệt chuột này xuất xứ từ Trung Quốc. Sau 10 phút đến 13 giờ nhiễm độc, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện dưới đây:
- Co giật.
- Hôn mê.
- Suy hô hấp.
- Loạn nhịp tim.
Ngộ độc thuốc chuột Aldicarb
Loại thuốc diệt chuột này có xuất xứ từ Mỹ Latinh. Thuốc có độc tính cao, dễ gây chết người. Các triệu chứng khi bị nhiễm độc Aldicarb là:
- Sùi bọt mép.
- Chảy nước mắt.
- Tiêu chảy.
- Nôn.
Ngộ độc thuốc chuột Alpha-cloralose
Hợp chất này có nguồn gốc từ châu Âu, thường được sử dụng để làm thuốc gây mê thú y nhưng cũng có trong thuốc diệt chuột. Biểu hiện khi bị nhiễm độc Alpha-cloralose là:
- Co giật.
- Hạ thân nhiệt.
- Suy hô hấp.
Ngộ độc thuốc chống đông máu (Superwarfarin, Warfarin)
Superwarfarin (brodifacoum, difenacoum, bromadiolone và chlorophacinone) là thuốc diệt chuột có khả năng gây rối loạn đông máu như warfarin, nhưng có độc tính cao hơn warfarin 100 lần. Các triệu chứng khi bị ngộ độc thuốc diệt chuột Super Warfarin là:
- Tiểu ra máu.
- Ho ra máu.
- Chảy máu cam.
- Đau sườn.
- Tím tái người.
- Xuất huyết não.
Ngộ độc thuốc chuột Pyriminil
Các triệu chứng khi nhiễm độc Pyriminil là:
- Thở sâu, nặng nhọc.
- Huyết áp thấp.
- Lờ đờ.
Ngộ độc thuốc diệt chuột bromethalin
Thuốc diệt chuột Bromethalin ảnh hưởng cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Trong vòng 4 giờ đến 7 ngày sẽ khởi phát triệu chứng đầu tiên, từ mê sảng thứ đến phù não nặng.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc diệt chuột
Hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột đều do các lý do sau đây:
- Do vô tình hít phải.
- Ăn nhầm, uống nhầm do nhầm lẫn với thực phẩm. Một số loại thuốc diệt chuột hiện nay có hình dáng như viên kẹo đầy màu sắc, dễ thu hút trẻ em ăn nhầm. Hoặc do trộn thuốc chuột vào thực phẩm, người khác không biết nên ăn nhầm.
- Cố tình uống thuốc chuột để tự tử.
- Bị đầu độc thuốc diệt chuột.
Cách xử lý ngộ độc thuốc diệt chuột với từng tình huống cụ thể
Trường hợp 1: Nếu nạn nhân có dấu hiệu lờ đờ, hôn mê hoặc co giật thì bạn không nên tự ý gây nôn. Vì điều này có thể khiến tình trạng của bệnh nhân nặng hơn. Hãy đem bệnh nhân đến cơ sở y tế để các chuyên gia y tế quyết định cách điều trị tốt nhất.
Trường hợp 2: Nếu trên da và quần áo của bệnh nhân có dính thuốc diệt chuột, bạn cần cởi bỏ quần áo và rửa sạch vùng da bị dính thuốc chuột ngay lập tức. Xử lý kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ hấp thụ thuốc qua da.
Trường hợp 3: Nếu thuốc chuột dính vào mắt của bệnh nhân, hãy rửa mắt bằng nước sạch trong 15-20 phút. Cần đảm bảo là mắt của nạn nhân được mở rộng. Nếu bệnh nhân đeo kính áp tròng, bạn hãy rửa kính áp tròng trong 5 phút.
Hướng dẫn cách sơ cứu và điều trị ngộ độc thuốc diệt chuột
Bước 1: Quan sát để xác định tình trạng ngộ độc
Bạn cần quan sát kỹ nạn nhân để xác định các dấu hiệu của ngộ độc thuốc diệt chuột. Ví dụ như hơi thở có mùi hôi hóa chất, khó thở, nôn mửa, co giật, nạn nhân không thể nói hoặc mất ý thức. Nếu có thể, bạn hãy xác định nguyên nhân ngộ độc bằng cách kiểm tra chai lọ thuốc diệt chuột ở gần nạn nhân, nhằm xác định loại thuốc và thành phần hóa học của thuốc.
Bước 2: Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng có thuốc chuột
Bạn cần đưa bệnh nhân ra khỏi vùng tiếp xúc với thuốc diệt chuột để đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và chính mình.
Bước 3: Sơ cứu đơn giản
Nếu bạn biết một chút về kiến thức sơ cứu, bạn hãy thực hiện các biện pháp dưới đây tùy theo tình trạng của nạn nhân:
- Khi thấy nạn nhân buồn nôn, bạn hãy nghiêng đầu nạn nhân sang một bên để tránh nghẹn. Đồng thời giúp họ nôn thuốc ra.
- Khi thấy nạn nhân tỉnh táo, bạn hãy cố gắng thu thập thông tin và chụp ảnh loại thuốc diệt chuột nếu có.
- Khi thấy nạn nhân đã mất ý thức hoặc bất tỉnh, bạn cần đảm bảo đường thở của bệnh nhân không bị tắc nghẽn và ngay lập tức gọi cấp cứu.
Bước 4: Gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện
Bạn hãy gọi ngay số cấp cứu cục bộ hoặc 115 để yêu cầu trợ giúp đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Không cần sử dụng thuốc diệt chuột, bạn vẫn có thể đuổi chuột ra khỏi nhà
Độc tính và mức độ nguy hiểm của thuốc diệt chuột đối với người và vật nuôi là điều không cần bàn cãi thêm. Để tránh xảy ra sự cố ngộ độc thuốc diệt chuột đáng tiếc, thì thay vì sử dụng thuốc chuột trong nhà, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước dưới đây là đã đuổi được chuột ra khỏi nhà nhanh chóng.
- Bước 1: Xác định nơi chuột ẩn nấp. Thường là những nơi có dấu chân chuột, phân chuột, rác do chuột tha vào,…
- Bước 2: Lau dọn sạch sẽ phế thải của chuột.
- Bước 3: Sử dụng xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust xịt trực tiếp lên khu vực đã có chuột. Mùi của Rat & Pest Oust sẽ khiến chuột bỏ đi ngay lập tức.
Xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust chiết xuất 100% từ thành phần tự nhiên tối kỵ với chuột. Sản phẩm được Quacert kiểm định chất lượng, không chứa hoá chất gây hại. Do đó, dù bạn ngửi mùi hay tiếp xúc trực tiếp với Rat & Pest Oust thì cũng không lo độc hại.
>>>Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust hiệu quả
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã cung cấp các thông tin về ngộ độc thuốc diệt chuột. Đồng thời chia sẻ với bạn cách đuổi chuột ra khỏi nhà hiệu quả mà không cần dùng thuốc diệt chuột. Hy vọng những kiến thức này có ích với bạn. Bạn quan tâm đến sản phẩm xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust, liên hệ Ecoair Việt Nam theo hotline 0936 185 238 nhé!