Bẫy chuột: cách bẫy chuột hiệu quả nhất và các loại bẫy chuột
Bẫy chuột là cách đuổi chuột truyền thống được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Trong bài viết này, Ecoair Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn cách bẫy chuột hiệu quả nhất và hướng dẫn cách làm bẫy chuột tại nhà. Bạn tham khảo ngay nhé!
Các loại bẫy chuột phổ biến năm 2025
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bẫy khác nhau. Dưới đây là một số loại bẫy được nhiều người lựa chọn sử dụng.
Bẫy lồng

Bẫy lồng gồm một chiếc lồng kim loại có cửa đóng mở bằng lò xo. Cơ chế bắt chuột là bạn đặt mồi vào trong lồng. Chuột bị hấp dẫn bởi mùi thơm của mồi nên sẽ vào lồng để ăn mồi. Khi chuột vào trong lồng, cửa lồng sẽ sập xuống, khiến chuột không có đường thoát. Ưu điểm của loại bẫy này là có thể bắt được chuột sống. Tuy nhiên, vì bẫy lồng cồng kềnh nên dễ bị chuột phát hiện.
Bẫy keo

Bẫy keo còn được gọi là keo dính chuột. Loại bẫy này dùng một loại keo dính đặc biệt để bẫy chuột. Khi chuột chạy qua, chân và lông chuột sẽ bị dính chặt vào keo, khiến chuột không thể chạy tiếp nên bạn có thể tùy ý xử lý chúng. Ưu điểm của keo dính chuột là giá rẻ, dễ sử dụng. Tuy nhiên, bẫy keo khá mất vệ sinh khi chuột bị dính keo và chết trên bẫy. Thậm chí, keo dính chuột còn dây ra sàn nhà hoặc dính lên lông chó, lông mèo,…rất khó để làm sạch.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 4 bước đơn giản tẩy keo dính chuột trên lông chó
Bẫy điện tử

Loại bẫy này sử dụng dòng điện cao thế để diệt chuột. Cụ thế, khi chuột dính bẫy, mạch điện sẽ tự động kích hoạt và giật chết chuột. Nhiều người ưa chuộng bẫy điện tử vì hiệu quả diệt chuột cao. Nhưng loại bẫy chuột này khá nguy hiểm với người và vật nuôi trong nhà khi sử dụng. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ và thú cưng thì cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng bẫy điện. Bạn sẽ quan tâm: Cách diệt chuột bằng điện, chuột chết, người cũng chết
Bẫy siêu âm

Bẫy chuột siêu âm còn được gọi là máy sóng âm đuổi chuột. Máy đuổi chuột sẽ phát ra sóng siêu âm với tần số cao, gây khó chịu cho thính giác của chuột nên chúng bỏ đi. Ưu điểm của máy đuổi chuột là không làm chuột chết mà chỉ đuổi chuột, an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả đuổi chuột của bẫy siêu âm không tối ưu. Vì bị phụ thuộc nhiều vào môi trường đặt máy và tần số sóng siêu âm mà máy phát ra. Bạn sẽ quan tâm: Cách đuổi chuột bằng sóng âm, chuột có sợ sóng âm không?
Bẫy chuột bằng chai nhựa

Đầu tiên, bạn cắt phần đầu của chai nhựa. Tiếp theo, bạn lộn ngược phần đầu chai vào trong thân chai. Sau đó, bạn đặt mồi nhử vào trong chai. Chuột bị hấp dẫn bởi mùi thơm của mồi nhử nên sẽ chui vào chai để ăn mồi. Khi vào trong chai, chuột không thể chui ra ngoài được nữa. Bạn sẽ quan tâm: Cách làm bẫy chuột bằng chai nước khoáng cực kỳ đơn giản
Bẫy chuột bằng xô nước

Đầu tiên, bạn đổ nước vào xô. Tiếp theo, bạn đặt một tấm ván lên miệng xô sao cho một đầu ván chạm vào thành xô. Sau đó, bạn đặt mồi nhử chuột lên đầu ván. Khi chuột chạy lên ván để ăn mồi, tấm ván sẽ nghiêng và chuột bị rơi xuống xô nước. Bạn sẽ quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách làm bẫy chuột với xô nước
Các loại bẫy chuột phù hợp với từng không gian
- Dùng trong gia đình: Bạn nên sử dụng keo dính chuột hoặc máy đuổi chuột siêu âm. Vì keo dính chuột có giá rẻ và có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Còn máy đuổi chuột thì an toàn cho trẻ em và vật nuôi khi sử dụng.
- Dùng trong nhà kho, nhà xưởng: Bạn nên sử dụng bẫy lồng hoặc bẫy điện tử có công suất lớn.
- Bẫy chuột ở ngoài trời: Bạn nên dùng bẫy lồng kim loại. Vì loại bẫy này có khả năng chống nước và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió…
Cách bẫy chuột hiệu quả nhất
- Bước 1: Xác định vị trí đặt bẫy. Bạn cần quan sát các dấu hiệu như khu vực đó có rác vụn, phân chuột, mùi hôi,… Hoặc thường xuyên nhìn thấy chuột qua lại. Ví dụ, có những vị trí chuột hay làm tổ trong nhà như sau tủ lạnh, dưới máy giặt, dưới gầm cầu thang,… Lưu ý, bạn nên đặt bẫy ở nơi trẻ em và vật nuôi không thể tiếp cận.
- Bước 2: Sử dụng mồi nhử chuột phù hợp. Bạn có thể sử dụng bơ lạc, thịt, cá, bánh mì,… Lưu ý, bạn cần kiểm tra bẫy chuột và thay đổi mồi nhử thường xuyên. Tránh tình huống chuột bị chán mồi nhử nên không dính bẫy.
- Bước 3: Sau khi đặt bẫy chuột, bạn cần kiểm tra bẫy để kịp thời xử lý chuột bị dính bẫy.
>>> Bạn sẽ quan tâm: 10 cách bẫy chuột một phát trúng ngay
Giá của các loại bẫy chuột
Bạn có thể dễ dàng mua được bẫy chuột trong các cửa hàng bán đồ gia dụng, cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc mua online trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, website,… Giá của bẫy chuột dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng tùy từng loại. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng giá này:
Loại bẫy chuột | Giá (VNĐ) |
Bẫy lồng | 20.000 – 50.000 |
Keo dính chuột | 10.000 – 30.000 |
Máy đuổi chuột siêu âm | 200.000 – 1.000.000 |
Bẫy điện | 100.000 – 500.000 |
Những thắc mắc thường gặp khi sử dụng bẫy chuột
Dưới đây là một số băn khoăn hay gặp liên quan đến quá trình sử dụng bẫy chuột. Bạn tham khảo nhé!
Đặt bẫy chuột ở đâu hiệu quả?
Bạn nên đặt bẫy ở gần tổ chuột, nơi chuột ẩn nấp hoặc đường đi của chuột. Ví dụ như gầm cầu thang, gầm tủ bếp, xung quanh máy giặt,…
Loại bẫy chuột nào hiệu quả nhất hiện nay?
Như đã chia sẻ phía trên, mỗi loại bẫy đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Cùng với đó, hiệu quả bẫy chuột còn phụ thuộc vào loại mồi nhử bạn sử dụng, không gian đặt bẫy,… Cho nên rất khó để đánh giá được đâu là loại bẫy tốt nhất hiện nay.
Loại mồi nhử chuột nào hấp dẫn chuột nhất?

Bơ lạc, thịt xông khói, phô mai,…là những thực phẩm thu hút chuột. Bạn sẽ quan tâm: Bẫy chuột nhắt bằng mồi gì? 6 thực phẩm dễ dụ chuột nhất
Nếu không dùng bẫy chuột thì đuổi chuột nhà ở bằng cách nào hiệu quả, an toàn?
Nếu bạn đã dùng bẫy chuột nhưng không hiệu quả. Hoặc bạn không muốn dùng bẫy chuột vì gia đình có trẻ em và thú cưng. Vậy thì dưới đây là những điều bạn nên làm để đuổi chuột ra khỏi nhà càng sớm càng tốt:
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Với những vật dụng không còn dùng đến, bạn nên loại bỏ ra khỏi nhà. Tránh để trong nhà sẽ tạo môi trường thích hợp cho chuột trú ẩn.
- Sử dụng xịt đuổi chuột. Sản phẩm xịt chuột được đánh giá hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là xịt đuổi chuột Rat & Pest Oust. Bạn chỉ cần xịt vào những khu vực thường xuyên thấy chuột xuất hiện. Ví dụ như sau tủ lạnh, dưới máy giặt, trần nhà,…là chuột sẽ bỏ đi.
- Đổ rác mỗi ngày, nhất là rác thực phẩm. Tránh để mùi rác thải và đồ ăn thừa thu hút chuột vào nhà.
Bài viết trên đây Ecoair Việt Nam đã giới thiệu đến bạn các loại bẫy chuột phổ biến nhất năm 2025 và hướng dẫn bạn cách bẫy chuột hiệu quả. Hy vọng những thông tin thú vị này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chống chuột.
Hữu ích dành cho bạn: